Tháng 9-12: Cao điểm của bệnh tay chân miệng

Nắng nóng đã giảm nhiệt khi thu sang nhưng sự tập trung học sinh thời điểm năm học mới lại tạo điều kiện cho nhiều dịch bệnh phát triển, trong đó đáng lo ngại nhất là dịch Tay-chân-miệng vốn chưa có vắcxin phòng ngừa…

31.1767


ảnh minh họa

Theo nội dung tin nhắn gửi đến người dân từ Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế thì bệnh Tay chân miệng hiện đang xảy ra rải rác ở một số tỉnh, thành phố. Theo thống kê, tại Việt Nam, số ca nhiễm bệnh Tay chân miệng thường có xu hướng tăng trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12.

Theo số liệu thống kê đến đầu tháng 8/2015, số lượng người mắc bệnh Tay chân miệng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước. Trung bình mỗi tuần có 40-48 ca mắc Tay chân miệng. Tại Hà Nội, trong 5 tháng đầu năm 2015, số bệnh mắc Tay chân miệng là 549 trường hợp, tăng 91% so với cùng kỳ năm 2014. Còn ở Tp.HCM, theo ghi nhận của bệnh viện Nhi Đồng 1, số bệnh nhi nhiễm Tay chân miệng tăng nhanh từ trung tuần tháng 4 và kéo dài cho đến nay.

Tay chân miệng là bệnh rất dễ lây, đặc biệt là ở trẻ dưới 5 tuổi. Đến thời điểm hiện nay, bệnh chưa có vacxin tiêm ngừa và thuốc đặc trị đặc hiệu. Đã có nhiều trường hợp mắc bệnh Tay chân miệng có biến chứng nặng gây tử vong nên đây thực sự là nỗi ám ảnh của nhiều phụ huynh, nhất là vào những thời gian cao điểm của dịch bệnh. Theo bác sĩ Trần Anh Tuấn, trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi Đồng 1, thì các cơ sở nuôi dạy trẻ như trường mầm non, nhà trẻ là nơi dễ phát tán mầm bệnh nhất.

Vệ sinh cá nhân, cách phòng bệnh hiệu quả

Bệnh lây từ người sang người qua đường tiêu hóa hoặc tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết mũi họng, các bọng nước vỡ của người bệnh. Chính vì thế, cách phòng bệnh hiệu quả nhất là giữ gìn vệ sinh cá nhân, cho trẻ thường xuyên rửa tay với xà phòng diệt khuẩn, lau rửa vật dụng và sàn nhà bằng các chất sát khuẩn thông thường.

Tại hội thảo “Tăng cường phòng chống dịch bệnh trước sự biến đổi phức tạp của các tác nhân gây bệnh do vi rút, vi khuẩn” do Cục Y tế Dự phòng phối hợp với Quỹ Unilever Việt Nam và nhãn hàng Lifebuoy tổ chức, PGS.TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cũng cho rằng, mặc dù khó tin, nhưng việc rửa tay thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn thực sự là cách rất hữu hiệu để hạn chế sự lây lan của bệnh dịch.

Bên cạnh đó, cần phải kết hợp với việc thực hành tốt vệ sinh môi trường như khử trùng đồ chơi, vật dụng của trẻ, vệ sinh các bề mặt như bàn ghế, đồ chơi của trẻ cũng như việc thực hiện ăn chín, uống chín.

Cũng tại Hội thảo, bà Claire McDonald - đại diện Hiệp hội Y tế Công cộng Hoàng Gia Anh (RSPH) cũng nhấn mạnh rằng 80% vi khuẩn lây bệnh chủ yếu qua đường tiếp xúc bằng tay, do đó rửa tay bằng xà phòng là cách can thiệp y tế đơn giản, tiết kiệm chi phí và hữu hiệu nhất.


Theo bà Claire McDonald, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn là cách can thiệp y tế đơn giản, tiết kiệm chi phí và hữu hiệu nhất trong việc phòng chống dịch bệnh do vi rút, vi khuẩn gây nên

Theo đó, các thời điểm quan trọng cần rửa tay với xà phòng diệt khuẩn như sau:

- Trước khi chế biến thức ăn

- Trước khi ăn hoặc cho trẻ ăn

- Sau khi đi vệ sinh hoặc làm vệ sinh cho trẻ

- Sau khi chăm sóc trẻ mắc bệnh

- Bất cứ khi nào cần thiết

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]