Thay nếp nghĩ, chuyển cách làm, thoát nghèo

Được vay vốn đi xuất khẩu lao động, chuyển đổi vật nuôi, cây trồng, kinh tế gia đình người dân ngày càng ổn định. Khi những thửa ruộng, vuông tôm không còn mang lại hiệu quả cao như trước, người dân đã chuyển hướng để thoát nghèo.

0
Long Thới: Thoát nghèo bằng xuất khẩu lao động Một trong những chương trình vận động lớn của xã Long Thới, quận 9 là đẩy mạnh công tác dạy nghề. Tiếp chúng tôi trong căn nhà vừa được sửa chữa khang trang, anh Lê Bảy (ngụ tại ấp 1) tâm sự: “Vừa rồi, được Ban Vận động Vì người nghèo của LĐLĐ TP cấp học bổng 1 triệu đồng, tôi đã mua sắm một số đồ nghề sửa điện để có thể đi làm kiếm thêm thu nhập học nghề”. Nhiều người dân đã theo gương gia đình chị Trần Thị Ánh Hồng vay tiền từ Quỹ Xóa đói giảm nghèo để cho con đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc. Theo ông Nguyễn Trí Dũng, chuyên viên xóa đói giảm nghèo của xã Long Thới, hiện đã có 6 hồ sơ của người dân trong xã đăng ký đi xuất khẩu lao động tại Nhật và hàng chục trường hợp khác đang trong quá trình tìm hiểu. Ông Dũng cho biết, đây cũng là một chủ trương của xã nhằm phát huy nguồn lực lao động có trình độ tương đối tại chỗ để giúp người dân thoát nghèo. Khi người dân Long Thới đang cố sức vượt ngưỡng đói nghèo thì một vấn đề khác khiến họ phải lo âu là chất lượng vệ sinh môi trường. Cả xã vẫn chưa có hệ thống thoát nước nên nhiều hộ dân phải sống chung với ngập úng quanh năm ảnh hưởng đến sức khỏe. Ông Nguyễn Hoàng Phượng, Phó Chủ tịch xã Long Thới cho biết, UBND xã đã đề nghị huyện hỗ trợ lắp đặt cống thoát nước đường Nguyễn Văn Tạo, con đường huyết mạch và các con đường liên xóm. Ngoài ra, UBND xã đang kêu gọi sự hỗ trợ từ các đoàn thể, ban ngành để gắn điện kế, xây dựng nhà vệ sinh, vận động học chữ với mong muốn xã Long Thới không còn được nhắc đến cùng với 2 chữ ám ảnh: “xã nghèo”. Long Trường: Đô thị hóa để thu hút đầu tư Cách trở bởi kênh rạch, sông ngòi, phường Long Trường là một cù lao nhưng đến Long Trường lần này, chúng tôi thật sự bất ngờ khi nhiều tuyến đường đã được trải nhựa thẳng tắp, những khu nhà mới san sát, khang trang và quán xá chợ búa đông đúc, tấp nập. Tuy nhiên, đây chỉ là “bộ mặt” của khu vực trung tâm. Đường vào ấp Tam Đa sau cơn mưa chiều chẳng khác nào một bờ ruộng sũng nước. Xe chúng tôi mấy lần suýt “đo đường” vì trơn trượt. Ông trưởng ấp Nguyễn Văn Năm cho biết, vậy là đường sá đã “thay da đổi thịt” lắm rồi. Ấp Tam Đa có 6 cây cầu khỉ đều đã được bê tông hóa. Nhiều bà con còn hiến đất để mở rộng đường nội bộ nên việc đi lại đỡ vất vả hơn trước rất nhiều. Anh Nguyễn Văn Minh, Phó Chủ tịch phường cho biết, cũng như Tam Đa, Trường Lưu vẫn còn khó khăn, thiếu thốn trăm bề, có trên 70% hộ dân ở đây sống bằng nghề nông và thu nhập rất thấp. Từ chương trình “xóa đói giảm nghèo”, đời sống của bà con cũng đã được cải thiện phần nào nhưng thực chất chỉ mới xóa được cái đói chứ chưa xóa được cái nghèo. Hiện phường đã tạo điều kiện để bà con chuyển đổi mô hình kinh tế, nhiều hộ nông dân đã được vay vốn chuyển từ cây lúa nước qua trồng sen, nuôi cá... và đang có những dấu hiệu khả quan. Long Trường đang có cơ hội trở thành một khu đô thị mới, thu hút các nhà đầu tư. Trên địa bàn phường đã có 16 công ty, xí nghiệp đang hoạt động, nhờ đó giải quyết được một số công ăn việc làm cho người dân. Tuy nhiên, những đơn vị này hoạt động với quy mô nhỏ, chỉ giải quyết được một số công việc phổ thông theo mùa vụ. Trong tương lai không xa, khi cơ sở hạ tầng ở Long Trường được hoàn thiện, nơi đây sẽ trở thành khu đô thị hấp dẫn đối với những nhà đầu tư. Xã Phạm Văn Hai: Vượt lên từ những “vườn ươm” Nhiều gia đình ở xã Phạm Văn Hai đã “quyết chí” tự vượt nghèo. Gia đình ông Lê Văn Đạo, ở số 4A/25, ấp 4, sau khi nông trường tan rã trở nên trắng tay. Ông Đạo kể: “Năm 1990, trong một lần lên Đắk Lắk thăm người bà con, tôi thấy người dân ở đây trồng rất nhiều bạch đàn, nhưng cây giống rất hiếm và đắt. Khi hỏi lấy giống từ đâu, nhiều người cho biết mua dưới TP. Về nhà, tôi bàn với vợ vay mượn từ các nguồn được 10 triệu đồng để mua giống, phân bón, đào giếng... và bắt đầu ươm giống trồng thử. Năm đầu tiên cây giống trúng giá, sau khi trừ vốn, công sức đã bỏ ra, còn lời gần 30 triệu, từ đó gia đình lấy nghề ươm cây làm cái nghiệp”. Nếu như 5 năm trước đây, cả gia đình ông Đạo phải sống trong căn nhà lá ọp ẹp, thì năm 2001 ông đã xây căn nhà đúc trị giá gần 100 triệu đồng.

Với mô hình hiệu quả từ việc ươm cây giống, hơn 100 hộ tại ấp 4 đã có thể an cư lạc nghiệp. Sau chương trình xóa đói giảm nghèo, với 489 suất học bổng, 84 xe đạp... tỉ lệ học sinh nghỉ học đã giảm từ 146 em (2002) xuống còn 43 (2004). Năm học vừa qua, cả xã có 23 em đậu vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Người dân nơi đây, có chung một xác định: Phải cho con học đến nơi đến chốn mới mong thoát nghèo.

Nhóm phóng viên ts-xh
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]