Thiết kế trò chơi làm hấp dẫn giờ học Vật lý

GD&TĐ - Cô Chung Thị Sen - Giáo viên Trường THPT Cẩm Thủy 3 (Thanh Hóa) – chia sẻ kinh nghiệm làm hấp dẫn giờ học Vật lý bằng các trò chơi phong phú, làm giảm bớt căng thẳng nhưng vẫn đảm bảo học sinh tiếp thu tốt kiến thức.

15.593

Yêu cầu của một trò chơii Vật lý

Theo cô Chung Thị Sen, muốn học tốt Vật lí, học sinh phải thực hiện tốt các hành động vật lím như: Thiết kế, chế tạo dụng cụ thí nghiệm, mô hình hóa một hiện tượng hoặc một thực thể vật lí, lắp ráp thực hiện thí nghiệm, sử dụng thông thạo các máy đo, lấy số liệu, phán đoán kết quả,…

Hành động vật lí còn là cách suy nghĩ, cách làm bên những sự việc cụ thể hàng ngày có tính chất vật lí. Khi tiếp xúc với những hiện tượng vật lí, quá trình vật lí, học sinh biết đặt câu hỏi đúng chỗ, có khả năng giải thích các hiện tượng và các quá trình ấy,…

Để học sinh có nhiều cơ hội thực thi những hành động vật lí, cô Chung Thị Sen cho rằng, giáo viên nên lồng ghép nhiều phương pháp và phương tiện dạy học, nhằm thu hút học sinh cả lớp tham gia hoạt động, trong đó có hình thức dạy học thông qua trò chơi vật lí.

Muốn trò chơi có hiệu quả giáo dục cao, việc thiết kế phải đảm bảo các yêu cầu: Phải có mục đích giáo dục rõ rệt; có nội dung phong phú, dựa trên kiến thức chuyên môn, mang tính khoa học và phải gắn liền với các yêu cầu giáo dục trong trường và ngoài xã hội ở từng thời điểm cụ thể;

Hình thức tổ chức phải gọn nhẹ, dễ hiểu, dễ nhớ, hấp dẫn, vui tươi, lành mạnh và thời lượng vừa phải hợp lý;

Trò chơi phải thu hút đông đảo học sinh tham gia, nhằm phát huy sự ham hiểu biết, giàu trí tưởng tượng, biết suy luận, nhanh trí, khéo léo, sôi nổi nhưng không ồn ào, tư duy sâu sắc nhưng không quá trầm lặng.

Trong trò chơi, người làm chủ là học sinh. Song giáo viên có vai trò rất quan trọng, là người hướng dẫn học sinh tổ chức trò chơi, khéo léo dẫn dắt các em học sinh tự giác tham gia.

Qui trình tổ chức trò chơi

Để thực hiện một trò chơi Vật lí, giáo viên cần thực hiện theo một qui trình cụ thể như sau:

Bước 1: Xây dựng thể lệ trò chơi. Thể lệ có thể dựa trên nguyên tắc đã nêu, cũng có thể bỏ bớt hay bổ sung thêm tùy điều kiện thực tế.

Bước 2: Lựa chọn nội dung, chủ đề cần tuyên truyền.

Bước 3: Xây dựng hình thức và kết cấu câu hỏi.

Bước 4: Thiết kế trò chơi trên phần mềm. Lựa chọn phần mềm thích hợp, sao cho đảm bảo dễ thiết kế, dễ sửa chữa, hiệu chỉnh, giao diện đẹp. 

Phải thiết kế sao cho thí sinh lựa chọn từ câu hỏi một cách ngẫu nhiên. Mỗi lần thí sinh chọn câu hỏi nào thì câu đó đổi màu hoặc nhấp nháy đồng thời xuất hiện nội dung gợi ý.

Nếu học sinh trả lời đúng, đáp án sẽ được mở ra, ngược lại, câu hỏi đó vẫn là bí mật nhưng màu sắc phải khác để thông báo với người chơi rằng câu hỏi này đã được chọn. 

Nên thiết kế trên một trang màn hình. Cần thiết lập hiệu ứng thời gian, chuông đồng hồ, chấm điểm để trò chơi thêm sinh động, gay cấn và hấp dẫn hơn .

Bước 5: Tổ chức trò chơi.

Bước 6: Tổng kết và rút kinh nghiệm.

Một số trò chơi Vật lí

Với quan điểm như trên, cô Chung Thị Sen giới thiệu một số trò chơi Vật lý đã được thực hành hiệu quả trong thực tiễn dạy học.

Trò chơi Trắc nghiệm Vật lí: Các câu trắc nghiệm được lựa chọn trong chương trình học sách giáo khoa, mỗi câu có một lựa chọn đúng nhất trong 4 lựa chọn A, B, C, D. Các đội sẽ được chuẩn bị trước các bảng trả lời với các chữ cái “A, B, C, D”.

Mỗi đội sẽ thảo luận trong thời gian qui định và đưa ra đáp án đúng nhất bằng cách giơ đáp án trả lời theo yêu cầu của giáo viên (có thể là 10 giây sau khi nghe ban tổ chức đọc xong câu hỏi). Đội nào có số câu trả đúng nhiều hơn sẽ chiến thắng.

Phương tiện tổ chức: Thiết kế các câu trắc nghiệm, quy định thời gian trả lời câu hỏi trên powerpoint và trình chiếu trên máy tính. Hình thức chơi: Chia đội.

Trò chơi Lật ô chữ bí mật: Khuất sau các câu hỏi là một bức tranh của nhà khoa học hoặc nội dung cần truyền tải kiến thức tới học sinh. Chia bức tranh thành nhiều mảnh nhỏ tùy theo số câu hỏi, mỗi mảnh sẽ mang nội dung của một câu hỏi đố vui. 

Nếu học sinh trả lời đúng thì phần khuất sau câu hỏi đó sẽ hiện ra và các em có thể đoán nội dung của bức tranh. Khi đã đoán đúng nội dung bức ảnh thì trò chơi kết thúc.

Trò chơi được thiết kế trên powerpoint và trình chiếu trên máy tính hoặc in trên giấy khổ lớn, hay có thể sử dụng bảng dính.

Hình thức chơi: Chia đội. Các đội chọn câu hỏi và trả lời theo lượt. Đội nào không trả lời được sẽ chuyển câu hỏi cho khán giả. Đội nào có nhiều câu trả lời đúng sẽ chiến thắng.

Trò chơi Mô tả Vật lí: Người chơi sẽ cầm trên tay danh sách từ (hay khái niệm vật lí) mà ban tổ chức yêu cầu miêu tả. Khi đó, người miêu tả có nhiệm vụ dùng bất kì từ ngữ hoặc hành động nào (có thể là dùng định nghĩa, từ đồng nghĩa, trái nghĩa, …, liệt kê các từ cùng nhóm hoặc có liên quan đến từ trong danh sách) để diễn đạt cho đồng đội mình đoán đúng từ trong danh sách.

Người miêu tả không được nói bất kì từ nào trong danh sách với đồng đội của mình. Đội nào đoán đúng nhiều từ hơn trong khoảng thời gian qui định sẽ chiến thắng .

Phương tiện tổ chức: Viết các từ cần miêu tả vào các tờ giấy và xếp lại để người chơi bốc thăm ngẫu nhiên. Hình thức chơi: Chia đội. Có thể chia mỗi lớp học thành 2 đội.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]