Thiếu ngủ và béo phì

Ít vận động cùng với sự thay đổi hormone do thiếu ngủ là nhân tố chính đằng sau dịch bệnh béo phì ở trẻ.

15.5664
Theo bác sĩ Shahrad Taheri ở ĐH Bristol (Anh), tình trạng thiếu ngủ kéo dài sẽ tác động bất lợi đến cơ chế chuyển hóa bình thường của cơ thể, góp phần gây nên chứng béo phì, kháng insulin, tiểu đường và bệnh tim mạch... Thậm chí chỉ cần 2 hay 3 đêm mất ngủ cũng có thể ảnh hưởng sâu rộng đến cơ thể về sau. Béo phì xuất hiện như một hậu quả từ sự mất cân bằng giữa tiêu thụ năng lượng (lượng calorie hấp thu) và năng lượng tiêu hao (hoạt động thể chất). Mất ngủ là nhân tố quan trọng, làm thay đổi sự chuyển hóa các hormone theo cách không chỉ khiến người ta ăn nhiều hơn mà còn chọn lựa những thực phẩm không tốt; ngoài ra, việc thiếu ngủ còn gây mệt mỏi, làm giảm các hoạt động thể chất... Các nghiên cứu của Shahrad còn phát hiện, ở những người chỉ ngủ 5 giờ mỗi đêm thì leptin - một loại hormone do các mô béo tiết ra khi mức năng lượng lưu trữ thấp - thấp hơn 15%; và ghrelin - loại hormone do dạ dày tiết ra khi đói - lại cao hơn 15% so với những người ngủ hơn 8 giờ. Chính những tác động bất lợi của sự thay đổi các hormone leptin và ghrelin là nguyên nhân gia tăng nhu cầu tiêu thụ thực phẩm...

Ngoài ra, Shahrad còn cho thấy, việc mất ngủ liên tục ở trẻ 30 tháng tuổi có liên quan mật thiết với sự phát phì của trẻ khi lên 7.

H.ANH (Theo Science)
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]