Thiếu vitamin B12 dễ gây bệnh gì?

Thiếu máu do thiếu vitamin B12 có đặc điểm chung của bệnh thiếu máu là tình trạng xanh xao dễ mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, ngất xỉu, giảm khả năng gắng sức.

15.6042

Vitamin B12 quan trọng với sức khỏe con người

Sức khỏe và đời sống cho biết, thiếu máu do thiếu vitamin B12 có đặc điểm chung của bệnh thiếu máu là tình trạng xanh xao dễ mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, ngất xỉu, giảm khả năng gắng sức... Nhưng dù bị thiếu máu nhưng khi xem dưới kính hiển vi thì lại thấy hồng cầu to hơn bình thường nên trong y học gọi đây là bệnh thiếu máu hồng cầu to.

Tổn thương hệ thần kinh do thiếu vitamin B12 phát triển tương đối chậm, nếu điều trị sớm có khả năng hồi phục tốt, trong các trường hợp điều trị muộn có thể để lại di chứng lâu dài. Bệnh có những biểu hiện như mất cảm giác khu trú một vùng cơ thể bị chi phối bởi dây thần kinh bị tổn thương.

(Ảnh minh họa)

Đôi khi xuất hiện những cơn đau dữ dội lan tỏa khắp người. Ngoài ra, người bệnh còn thấy yếu hay liệt tay chân.Vitamin B12 có trong thức ăn như gan, thịt, có ít trong đậu, vitamin B12 không có trong rau xanh.

Khi thức ăn vào trong dạ dày, vitamin B12 gắn kết với một chất được tiết ra từ dạ dày gọi là yếu tố nội tại, sau đó hợp chất này đến ruột non, tại đây, vitamin B12 được hấp thu vào máu và được dự trữ ở gan.

Thiếu B12 và triệu chứng bệnh

Thông tin trên trang thông tin điện tử Bệnh viện Bạch Mai cho biết, nhu cầu B12 hàng ngày theo RDA (khẩu phần dinh dưỡng khuyến khích) là 2mcg cho nam và nữ trưởng thành. Phụ nữ có thai và cho con bú thì 2,2mcg.

B12 được hấp thu qua thức ăn nhờ một yếu tố nội tại chống thiếu máu của dịch vị là gastromucoprotein, nếu thiếu yếu tố này B12 sẽ bị đào thải, do đó trong điều trị người ta thường dùng B12 dạng thuốc tiêm. Nhân dân thường gọi vitamin là thuốc bổ, vì cơ thể cần có chúng mới duy trì được sức khỏe, nếu thiếu một vitamin nào đó dễ phát sinh bệnh tật.

Với B12 cũng vậy, hầu hết thiếu B12 ở người là do kém hấp thu B12, do thiếu yếu tố nội tại, hay giảm hoặc mất chức năng hấp thu đặc hiệu của đoạn cuối ruột non. Những người dễ bị thiếu B12 gồm: những người ăn chay trường diễn hoàn toàn không ăn thực phẩm nguồn gốc động vật.

Những người bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày, hoặc đã phẫu thuật cắt bỏ một phần hay toàn bộ dạ dày. Người có bệnh ở ruột non, phần ruột bệnh bao gồm cả phần cuối ruột non như bệnh Sprue, bệnh viêm ruột vùng, đã cắt đoạn ruột hoặc nối tắc ruột.

Nếu thiếu B12  sẽ rối loạn sản xuất máu ở tuỷ xương, dẫn đến thiếu máu nguyên bào khổng lồ do hồng cầu không trưởng thành được. Người bệnh xanh xao, dễ mệt yếu, ăn mất ngon, hay hồi hộp "đánh trống ngực", đau đầu, khó thở...

Ngoài ra, còn có các biểu hiện về thần kinh như dị cảm (cảm giác tê dần, buồn buồn như kiến bò), giảm cảm giác vị thế (chứng thất điều, đi đứng xiêu vẹo), khả năng trí óc giảm, hạ huyết áp tư thế đứng...

Tham khảo thuốc: Vitamin B12

Trong cơ thể người, các cobalamin này tạo thành các coenzym hoạt động là methylcobalamin và 5-deoxyadenosylcobalamin rất cần thiết cho tế bào sao chép và tăng trưởng. Methylcobalamin rất cần để tạo methionin và dẫn chất là S-adenosylcobalamin từ homocystein.

Tú Liên

Nên đọc

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]