Thoát vị hoành: Triệu chứng, chẩn đoán

Thoát vị hoành là một bệnh lý bẩm sinh, khi quá trình hình thành cơ hoành không được hoàn thiện sẽ tạo thành khe hở.

0

Thông tin trên trang tin điện tử BV Medlatec, cơ hoành là cấu trúc cân cơ có hình vòm ngăn cách giữa ổ bụnglồng ngực. Cơ hoành được hình thành vào tuần thứ 8-10 của thời kỳ bào thai. Nếu quá trình hình thành cơ hoành không được hoàn thiện sẽ tạo thành khe hở cơ hoành khiến cho lồng ngực và ổ bụng không được ngăn cách hoàn toàn và các tạng trong ổ bụng như dạ dày, ruột, lách, gan có thể đi lên lồng ngực qua khe hở của cơ hoành gây ra bệnh thoát vị hoành. Thoát vị hoành chủ yếu gặp ở bên trái, ít gặp ở bên phải và rất hiếm khi bị ở cả hai bên.

Khi cơ hoành hạ xuống đồng nghĩa với việc tăng thể tích khí lưu vào phổi và ngược lại. Như vậy, khi cơ hoành bị tổn thương sẽ ảnh hưởng rất lớn đến dòng khí ra vào phổi, gây thiểu sản phổi, suy hô hấp...

Tần suất mắc bệnh, trong khoảng 1/5.000-1/2.000trẻ sơ sinh sống. Thoát vị hoành bẩm sinh thường gặp ở bên trái, chiếm khoảng 80%. Thoát vị hoành bẩm sinh cả hai bên rất hiếm.

Nguyên nhân thoát vị hoành

Trong hầu hết các bệnh nhân, nguyên nhân không được biết đến, nhưng thoát vị hoành thường là kết quả của nhiều yếu tố. Một số người phát hiện thoát vị hoành sau khi chịu một thương tích hay một áp lực dai dẳng trên các vùng xung quanh. Những người khác thì khi sinh ra đã có một điểm yếu hoặc một lỗ khuyết đặc biệt lớn. Một số chuyên gia nghi ngờ rằng áp lực tăng lên trong khoang bụng từ ho, rặn khi đại tiện, mang thai và sinh đẻ, hoặc cả việc tăng cân đáng kể có thể góp phần phát triển thoát vị hoành.

Triệu chứng, biểu hiện thoát vị hoành

Theo Sức khỏe & đời sống, nhiều người không gặp bất kỳ triệu chứng liên quan đến thoát vị hoành.Khi triệu chứng xảy ra, có thể liên quan đến trào ngược dạ dày-thực quản và bao gồm ợ nóng, ợ chua, khó nuốt, đầy hơi, ợ hơi, hoặc đau, khó chịu ở dạ dày hay thực quản.

Một số người bị thoát vị hoành có thể đau ngực và dễ dàng bị nhầm lẫn với một cơn đau tim. Điều quan trọng là cần phải làm các xét nghiệm để chẩn đoán và điều trị.

Khi đã được chẩn đoán thoát vị hoành và có kèm theo cảm giác buồn nôn hoặc nôn, bí đại tiện hoặc trung tiện thì có thể đó là thoát vị nghẹt hay tắc nghẽn. Đây là những trường hợp  cấp và cần được can thiệp cấp cứu.

Biểu hiện ở trẻ sơ sinh:

-   Có triệu chứng suy hô hấp ngay sau đẻ: Trẻ khó thở tím tái, thường thấy ngay từ nhịp thở đầu tiên, bụng lõm, ngực phồng. Nghe phổi: rì rào phế nang cùng bên bị thoát vị giảm, tim bị đẩy sang bên đối diện, nghe thấy có tiếng nhu động ruột lên ngực. Nếu hồi sinh tim phổi bằng cách bóp bóng thì càng thấy trẻ tím hơn.

Biểu hiện của trẻ ngoài giai đoạn sơ sinh: Có thể có một trong các tình huống sau:

-   Viêm phổi tái phát nhiều thành từng đợt; khó thở; tắc ruột (bí trung, đại tiện, bú kém, nôn…); hoặc các dấu hiệu khi khám: nghe phổi thấy rì rào phế nang bên thoát vị giảm hơn bên lành, có tiếng nhu động ruột, ngực bên thoát vị phồng hơn, bụng lõm…

Xét nghiệm phát hiện thoát vị:

- Chụp Xquang: thấy hình hơi của ruột trên lồng ngực, tim bị đẩy sang bên đối diện, mất đường liên tục của vòm hoành, nếu chụp ngực có bơm cản quang vào dạ dày thì thấy dạ dày và ruột nằm trên lồng ngực.

- Siêu âm: sử dụng cho trường hợp thoát vị hoành bên phải không xác định được bằng lưu thông ruột, vòm hoành mất độ liên tục, gan nằm trên cơ hoành.

Chẩn đoán thoát vị hoành

1. Chẩn đoán trước sinh

Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh của siêu âm bào thai, đặc biệt là siêu âm 3 chiều, ngày càng có nhiều trường hợp thoát vị hoành bẩm sinh được chẩn đoán trong thời kỳ bào thai.

Việc chẩn đoán trước sinh dựa vào:

- Mẹ đa ối.

- Thấy được hình ảnh dạ dày hay các quai ruột trong ngực, thường là ngực trái.

- Hiếm khi, có thể phát hiện được khiếm khuyết cơ hoành, nhất là những trường hợp thoát vị lỗ lớn.

- Sau khi thai nhi được chẩn đoán là thoát vị hoành bẩm sinh, cần tiếp tục tìm kiếm các dị tật bẩm sinh khác kèm theo. Ngoài ra, cần làm thêm phân tích nước ối để nhận dạng các bất thường về nhiễm sắc thể.

2. Chẩn đoán sau sinh

Thể sơ sinh

Sau khi được sinh ra, ngay khi trẻ cất tiếng khóc chào đời, do tình trạng ruột thoát vị lên lồng ngực, trẻ có biểu hiện thở gắng sức, tím tái và suy hô hấp.Khám trẻ phát hiện các triệu chứng đặc thù:

- Bụng phẳng bất thường: do phần lớn ống tiêu hoá lên trên ngực.

- Tim lệch sang phải.

- Nghe phổi phát hiện âm phế bào bên nghi thoát vị giảm hay mất và nghe được âm ruột cùng bên.

- Chụp phim phổi thẳng-nghiêng: phát hiện hình ảnh các quai ruột nằm trong ngực, khí quản bị đẩy sang bên đối diện.

- Siêu âm và chụp cắt lớp có thể giúp chẩn đoán chính xác, đôi khi nó giúp xác định được lỗ thoát vị cũng như đo được đường kính của nó.

−Tuy nhiên, trong thể khởi phát tối cấp tính như thế này, 60-65% trẻ bị thoát vị hoành bẩm sinh tử vong do suy hô hấp.

Thể muộn

Tùy theo nghiên cứu, 5-25% trường hợp bệnh nhi bị thoát vị hoành bẩm sinh xuất hiện triệu chứng ngoài thời kỳ sơ sinh.

Thông thường, trẻ vào viện vì lý do viêm phổi tái diễn nhiều lần và phát hiện khi cho trẻ chụp phim phổi. Một số ít trẻ vào viện với triệu chứng của tắc ruột do thoát vị nội nghẹt.

Một số trường hợp, bệnh nhi hoàn toàn không có triệu chứng, và chỉ được phát hiện tình cờ lúc đã trưởng thành.

Tham khảo thuốc:

Jex: Giảm đau  xương khớp cấp tính và mãn tính. Hỗ trợ điều trị viêm khớp: viêm xương khớp, viêm đa khớp dạng thấp. Giúp phòng ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp

Trà Mi

Nên đọc

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]