"Thổi bay" khó chịu vì ngạt mũi khi mang thai!

Việc sử dụng thuốc trong thời gian mang thai là điều cấm kỵ với bà bầu. Vậy khi bị viêm mũi, có cách chữa ngạt mũi cho bà bầu an toàn mà không cần dùng thuốc?

15.3919

Trong thai kỳ, dùng thuốc để trị bệnh có thể tác động không tốt đến sự phát triển của thai nhi. Vậy khi bị viêm mũi, sổ mũi, ngạt mũi, bầu phải áp dụng biện pháp nào để bệnh nhanh khỏi? Tham khảo những thông tin hữu ích sau bầu nhé!

Viêm mũi thai kỳ thường chỉ có duy nhất triệu chứng ngạt mũi

1/ Nguyên nhân gây viêm thũi thai kỳ

Khoảng 30% mẹ bầu bị nghẹt mũi trong thời gian mang thai, hầu hết đều không phải do dị ứng hoặc bệnh nhiễm trùng. Tình trạng này được gọi là viêm mũi thai kỳ. Thông thường, bệnh khởi phát ở tháng thứ 2 và trở nặng hơn vào những tháng cuối.

Nguyên nhân chính gây chứng viêm mũi ở bà bầu là do lượng estrogen tăng cao trong thời gian mang thai, làm màng mũi sưng và đóng dịch nhầy. Hơn nữa, lượng máu tăng lên cũng làm sưng phù các mạch máu nhỏ, dẫn đến tình trạng đường thở bị thu hẹp.

Mẹ bầu nên chú ý phân biệt viêm mũi thai kỳ với các bệnh khác như dị ứng, cảm cúm, viêm họng, bệnh truyền nhiễm hay viêm xoang. Viêm mũi thai kỳ chỉ gây mỗi triệu chứng nghẹt mũi, trong khi các bệnh khác thường đi kèm ho, đau họng, đau đầu, sốt, ngứa tai, ngứa mắt.

2/ Gợi ý cách chữa ngạt mũi cho bà bầu

-Rửa mũi bằng nước muối: Dịch nhầy đọng nhiều ở mũi là nguyên nhân chính gây ngạt mũi và khó thở. Vì vậy, mẹ bầu có thể dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi 2-3 lần/ngày.

-Súc miệng nước muối: Thường xuyên súc miệng nước muối giúp ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi từ viêm mũi tấn công sang họng. Hơn nữa, khi súc miệng, một phần nước muối trở ngược lên mũi, giúp mũi sạch hơn.

-Uống nhiều nước: Lượng nước nạp vào cơ thể giúp làm lỏng dịch đặc ở mũi. Mẹ bầu nên uống nước ấm, hoặc nước ấm pha với chanh và mật ong.

Uống nước khi mang thai, bao nhiêu là đủ? Cơ thể cần nước để duy trì các hoạt động trao đổi chất diễn ra một cách bình thường. Bạn có thể không ăn nhưng cần nước để duy trì sự sống. Đặc biệt, trong thời gian mang thai, nhu cầu nước của cơ thể sẽ tăng lên rất nhiều. Liệu mẹ bầu đã uống đủ nước khi mang thai?

-Tránh ăn cay: Gia vị cay như tiêu, ớt, mù tạt sẽ kích thích nước mũi tiết ra nhiều hơn. Do đó, mẹ bầu nên hạn chế đồ cay nếu không muốn tình trạng bệnh thêm trầm trọng.

-Kê cao gối khi nằm để dễ thở hơn khi ngủ và nghỉ ngơi.

-Dùng máy phun sương tạo độ ẩm, nhất là lúc ngủ, để giảm bớt cảm giác khó chịu do tình trạng viêm mũi gây ra.

-Duy trì luyện tập, vận động cũng giúp làm dịu cơn ngạt mũi, nhưng mẹ nên tránh tập luyện ngoài trời bởi không khí ô nhiễm rất dễ khiến đường hô hấp bị kích ứng.

-Tránh tiếp xúc với môi trường nhiều khói thuốc, mùi sơn, mùi nước hoa hay rượu.

-Xông hơi có thể là cách chữa ngạt mũi cho bà bầu tuy mang tính tạm thời, nhưng lại đem đến sự dễ chịu nhẹ nhàng. Làm ẩm chiếc khăn với nước nóng, sau đó đắp lên mặt và hít thở.

3/ Bà bầu có nên dùng thuốc khi bị viêm mũi?

Dùng thuốc sai cách có thể đem đến những hiểm họa khôn lường đến sự phát triển của thai nhi trong bụng. Vì vậy, mẹ bầu tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc trong thai kỳ, nhất là 3 tháng đầu mang thai, khi chưa nhận được chỉ định từ phía bác sĩ.

Uống thuốc khi mang thai: Sai một li, đi ngàn dặm! Để đương đầu với những khó chịu khi mang thai như ốm nghén, đầy hơi, ợ nóng, không ít bà bầu chọn cách sử dụng thuốc khi mang thai để giảm bớt các triệu chứng này. Tuy nhiên, dùng sai thuốc và không đúng cách có thể gây ra dị tật thai nhi, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến sảy thai, sinh non.

Nếu tình trạng ngạt mũi không đỡ hơn, bạn nên đi thăm khám để bác sĩ kê toa thuốc phù hợp và an toàn. Bên cạnh đó, còn một số lưu ý khác khi dùng thuốc bà bầu cần lưu ý:

-Tránh lạm dụng thuốc xịt mũi, vì nó có thể làm tăng tình trạng viêm mũi và triệu chứng ngạt mũi khó chịu.

-Thuốc dạng xịt thường chứa corticoid, chất khi nạp vào cơ thể có thể gây hại cho thai nhi, nhưng chỉ có hại khi bạn sử dụng dưới dạng uống.

4/ Chữa ngạt mũi cho bà bầu theo mẹo dân gian

-Dùng tỏi: Có tác dụng chữa cúm hiệu quả, tỏi có khả năng diệt khuẩn, sát trùng và chống viêm nhiễm. Hằng ngày, bạn giã tỏi và xông mũi bằng cách ngửi nhiều lần, nhưng tốt nhất vẫn là ăn trực tiếp. Nếu cảm thấy khó ăn, bạn có thể ngâm tỏi với dấm và ăn dần.

-Rau kinh giời, lá tía tô: Hai loại lá này cực tốt trong việc chữa cảm cúm nhờ vị cay, tính ấm. Cách thực hiện rất đơn giản: Cho một nắm kinh giới, một nắm tía tô sắc lấy nước uống. Sau khi uống, mẹ bầu nên ăn thêm cháo và giữ ấm cho cơ thể.

-Hành: Với tính sát khuẩn mạnh, hành là vị thuốc giúp trị cảm hiệu quả và cũng là nguyên liệu chống động thai. Mẹ bầu có thể nấu cháo gạo tẻ, cho thêm nhiều hành, ăn nóng và giữ ấm cơ thể. Ngoài cháo, mẹ có thể cho hành vào trứng gà kèm kinh giới, tía tô để chiên hoặc hấp.

-Một số bài thuốc dân gian khác: Chanh muối, quất mật ong, trà gừng, cháo hành củ, cháo táo đỏ bí ngô đường phèn, cháo gà…

MarryBaby

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]