Thói quen để bàn chân nhiễm lạnh dễ dẫn tới cảm cúm

Theo một nghiên cứu cho biết, hai bàn chân bị nhiễm lạnh là tác nhân chính khiến mầm bệnh cảm cúm dễ dàng xâm nhập vào cơ thể của bạn.

15.5897

Lạnh chân dễ dẫn tới cảm cúm

Phụ nữ Online dẫn tin theo trang web dailymail.co.uk cho biết, kết quả một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Anh cho thấy, hai bàn chân bị nhiễm lạnh là tác nhân chính khiến mầm bệnh cảm cúm dễ dàng xâm nhập vào cơ thể của bạn.

Tiến sĩ Ron Eccles - Giám đốc Trung tâm Cảm lạnh Thông thường tại Trường Đại học Cardiff (Anh) - cho biết: “Khi hai bàn chân bị lạnh sẽ khiến cho tất cả bộ phận trên cơ thể cũng trở nên lạnh hơn. Khi đó, các mạch máu trong mũi sẽ bị co lại và làn da của bạn trở nên trắng bệch.

Tình trạng này xảy ra do nguồn cung cấp máu tới mũi bị giảm đi, làm tăng sự mất nhiệt của cơ thể. Hậu quả là lượng bạch cầu trong máu cũng bị sụt giảm, đồng thời làm suy yếu khả năng đề kháng của cơ thể trong việc chống lại các loại virus gây bệnh”.

(Ảnh minh họa)

"Ngoài các yếu tố trên, khi cơ thể bị nhiễm lạnh cũng sẽ làm chậm quá trình chuyển động của các lông mao ở mũi, dẫn đến làm giảm khả năng ngăn ngừa bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, làm gia tăng nguy cơ bị nhiễm bệnh. Vì thế, để phòng ngừa nguy cơ bị cảm cúm trong mùa xuân, bạn luôn cần nhớ mang vớ đề giữ ấm hai bàn chân, đặc biệt là trong khi ngủ”, tiến sĩ Eccles nhắc nhở.

Ngoài bàn chân thì những bộ phận dưới đây sợ lạnh và cần được bảo vệ đúng cách

Eo hông

Nếu phần eo hông bị lạnh, nó sẽ “nổi dậy” và gây ra những cơn rối loạn kinh nguyệt, thống kinh ở nữ giới và yếu sinh lý ở nam giới. Chính vì vậy, bạn đừng quên mặc áo dài qua vùng eo khi trời lạnh. Bình thường, bạn có thể chà sát hai tay vào nhau để tay ấm lên rồi xoa bóp quanh vùng eo. Mỗi ngày xoa bóp hai lượt vào buổi sáng và tối, mỗi lượt xoa vòng quanh khoảng 50 lần.

Đầu

Theo Sức khỏe và đời sống, phần đầu luôn là bộ phận quan trọng nhất của cơ thể, chỉ cần phần đầu bị lạnh, bạn sẽ dễ bị cảm cúm, chảy nước mũi, đau đầu, đau răng hoặc đau mỏi các dây thần kinh, tê bì chân tay. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, những người không đội mũ vào thời tiết lạnh sẽ làm mất đi 30% tổng nhiệt lượng của cơ thể. Khi nhiệt độ giảm xuống chỉ còn 4 độ thì lượng nhiệt mất đi là 60%.

Khi cảm thấy nóng và toát mồ hôi, bạn cũng không nên bỏ ngay mũ ra mà hãy tới một chỗ nào đó ấm áp và cởi mũ, như vậy bạn sẽ không bị cảm lạnh bất ngờ. Ngoài ra, mỗi ngày đều chải đầu nhiều lần để lợi cho việc tuần hoàn khí huyết.

Cổ

Phần cổ có dây thanh quản, yết hầu, nên bạn nhất định phải bảo vệ chúng khỏi những cơn gió rét bằng khăn ấm... Chỉ cần cổ lạnh bạn sẽ bị đau họng, mất tiếng…

Đầu gối

Đầu gối nhiễm lạnh dẫn đến sự co lại của huyết quản, cơ và các khớp, gây đau mỏi. Để bảo vệ đầu gối, bạn nên mặc những loại quần có lông ấm bên trong và không hoạt động quá sức. Hãy nhớ thường xuyên xoa bóp đầu gối và giữ ấm cho đầu gối ngay cả khi ngồi phòng điều hòa mát lạnh vào mùa hè.

Tai

Tai có diện tích nhỏ nhưng lại rất dễ tỏa nhiệt ra ngoài. Vành tai mỏng nên khi bị lạnh sẽ rất dễ bị sưng tấy, rát. Trời lạnh, khi đi ra ngoài, bạn hãy đeo bịt tai để bảo vệ đôi tai của mình. Khi bạn từ nơi lạnh vào ngồi trong phòng ấm, hãy lấy tay xoa hai tai để tai được ấm lên nhanh chóng. Nếu trời quá lạnh, hãy nhớ nhẹ nhàng xoa tai từ 5-10 phút mỗi buổi sáng, trưa và tối.

Mũi

Mũi quá khô kéo theo dịch trong mũi ít, mao mạch dễ bị vỡ gây nên chảy máu mũi hoặc chức năng của mũi giảm, dẫn đến nhiều vi khuẩn lọt vào trong phổi khiến việc hô hấp trở nên khó khăn.

Khi trời lạnh, ngày nào bạn cũng nên mát xa nhẹ nhàng hai bên cánh mũi, dùng hai ngón tay cái vuốt dọc sống mũi, mỗi sáng sau khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ làm một lần để tuần hoàn máu của mũi được tốt hơn và nâng cao khả năng chống lạnh.

Lưng

Để tránh các bệnh về phổi, bạn không được để lưng nhiễm lạnh bằng cách mặc áo may ô dầy hoặc áo giữ nhiệt về mùa lạnh, đặc biệt không nên vì đẹp mà mặc những chiếc váy hở lưng giữa tiết trời lạnh giá.

Tham khảo thuốc: Vitamin B9

Dùng bổ sung acid folic (cùng với các vitamin nhóm B khác) có thể làm giảm nồng độ homocysteine máu – một yếu tố nguy cơ độc lập và nguy hiểm của các bệnh lý tim mạch, nhất là xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành.

Tú Liên

Nên đọc


Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]