Thông minh chưa chắc sẽ khôn ngoan

Xưa nay, IQ- chỉ số thông minh- luôn được giới học thuật, doanh nhân “tôn sùng” khi đánh giá năng lực con người. Thế nhưng, trong thực tế, người có chỉ số IQ cao không hẳn là người khôn ngoan nhất.

15.6195

CôngThương - Trong kinh doanh luôn có những câu hỏi: Ai có thể thực hiện được nhiệm vụ khó khăn? Ai có thể chịu đựng vất vả, gian khó để vươn tới mục tiêu?... Chỉ có những người gan góc, can đảm, kiên trì mới làm được những điều đó. Không phải là người thông minh nhất, nhưng họ sẽ sống tốt khi trời yên biển lặng và cả trong bão giông, thích ứng với đổi thay của thị trường, họ thắng nhiều hơn thua...

Khi được hỏi về nhân viên của mình, Tom Georgens- CEO của hãng lưu trữ NetApp trị giá 6,3 tỷ USD- đáp: “Tôi còn không biết họ tốt nghiệp trường nào”. Với ông, bằng cấp chẳng có ý nghĩa gì.

 Li Ka-shing (Lý Gia Thành), tỷ phú Trung Quốc vươn lên từ nghèo khó, chia sẻ: “Trải qua cuộc sống gian khổ là cách rèn luyện tốt nhất. Khi làm người bán hàng, vị trí đó đã giúp tôi học được nhiều thứ, hiểu ra nhiều lý lẽ”.

Maynard Webb- Chủ tịch Hội đồng quản trị Yahoo- nói: “Thứ tôi tìm là tài năng. Nếu bạn là doanh nhân muốn đột phá, đó không phải chuyện dễ. Bạn phải cứng rắn, sẵn sàng chịu đựng khó khăn và chấp nhận thất bại. Vì thế, tôi tìm kiếm sự gan góc”.

Nhiều chuyên gia tâm lý khẳng định: Phần lớn những điều giúp ta khôn ngoan đến từ những gì mà ta học được, nhất là những điều học trong gian khó. Những người khôn ngoan nhất trong giới kinh doanh không phải những người thông minh nhất, mà là người thường đặt mình vào những tình huống cam go đòi hỏi thái độ gan góc. Sự gan góc sẽ khiến họ trở nên khôn ngoan hơn, vì gan góc là kết quả từ khả năng không ngừng học hỏi và thích ứng nhanh.

Minh Hạnh

baocongthuong.com.vn

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]