Thụ tinh trong ống nghiệm "tay ba" né bệnh di truyền từ mẹ

Phương pháp "tay ba" cho thụ tinh trong ống nghiệm, giúp chọn lọc trứng nhằm "né" các bệnh di truyền từ mẹ sang con.

31.1888

Hồ sơ chi tiết cho các ca thụ tinh trong ống nghiệm theo phương pháp “tay ba” sẽ thực hiện vào cuối năm nay vừa được Vương quốc Anh công bố. Theo đó, em bé sinh ra theo phương pháp này sẽ tránh được các bệnh lý liên quan đến ti thể di truyền từ mẹ sang con như bệnh tâm thần, Alzheimer, Parkinson, Wilson, động kinh, tiểu đường, bệnh mắt…

Ti thể được xem như những “trạm xăng” sinh học cực nhỏ giúp cung cấp năng lượng cho hầu hết các tế bào cơ thể. Cứ 6.500 trẻ sơ sinh là có 1 trẻ mắc bệnh lý liên quan đến ti thể dẫn đến tình trạng suy nhược nặng, teo cơ, mù mắt, suy tim và thậm chí là tử vong.
Bởi ti thể được di truyền từ mẹ sang con nên việc cấy ghép thêm với trứng của người hiến tặng sẽ giúp đứa trẻ có được ti thể khoẻ mạnh của người hiến. Vấn đề đặt ra là, với phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm bằng tinh trùng của cha và trứng của mẹ cùng ti thể của người hiến tặng thì đứa trẻ sẽ có ADN riêng, không giống với ngay cả cha và mẹ của mình.

Thụ tinh trong ống nghiệm “tay ba” đem lại hi vọng sinh con khỏe mạnh cho những phụ nữ gặp vấn đề về ti thể

Các nhà khoa học đã xác định được ba bước kỹ thuật giúp cấy thông tin di truyền của người mẹ vào trứng của người hiến tặng có ti thể khoẻ mạnh như sau:
1. Hai trứng được thụ tinh với tinh trùng, tạo ra 2 phôi – 1 phôi từ trứng và tinh trùng của cha mẹ, 1 phôi từ trứng của người hiến tặng và tinh trùng của cha.
2. Tách nhân non trong cả hai phôi nhưng chỉ giữ lại nhân của phôi từ trứng và tinh trùng của cha mẹ.
3. Ghép nhân non được giữ lại vào phôi từ trứng của người hiến tặng, cuối cùng cấy ghép vào tử cung người mẹ.

Người phụ nữ mang tên Sharon Bernardi đã mất tất cả 7 đứa con bởi chứng bệnh di truyền hiếm gặp ảnh hưởng nặng nề đến hệ thần kinh trung ương, trong đó 3 bé tử vong chỉ vài giờ sau sinh. Đứa con thứ 4 của chị, Edward được các bác sĩ khám phá ra nguyên nhân bệnh là do sự khiếm khuyết trong ti thể của Sharon.

Edward được tiêm thuốc và truyền máu giúp loại trừ nhiễm độc máu, triệu chứng khiến 3 đứa con trước của Sharon qua đời. Sau 5 tuần theo dõi, Edward được cho về nhà nhưng tình trạng sức khoẻ của em không tốt và ngày càng xấu dần đi. Edward mất năm 2011 khi em được 21 tuổi.

Hiện Sharon là tình nguyện viên cho chương trình nghiên cứu khoa học giúp thay thế ti thể mắc bệnh bằng ti thể của phụ nữ khoẻ mạnh khác.

Phương pháp này dĩ nhiên phải đảm bảo không dẫn đến một nguy cơ khiếm khuyết hay bệnh tật nào khác. Ban đầu, chỉ khoảng 10 phụ nữ gặp vấn đề sinh sản trầm trọng do bệnh lý liên quan đến ti thể được tham gia phương pháp thụ tinh ống nghiệm “tay ba”.

Danh tính của người hiến tặng sẽ được giữ bí mật. Nhiều người phản đối cho rằng phương pháp này không hợp với luân thường đạo lý, bởi nó thay đổi cấu trúc gen người dẫn đến những ý kiến trái chiều về việc thừa hưởng dòng máu.

Tuy nhiên, đây vẫn được xem là một bước phát triển lớn giúp đem lại cơ hội cho những phụ nữ mắc bệnh lý liên quan đến ti thể. Họ sẽ có thể sinh con khoẻ mạnh mà không di truyền lại những bệnh nan y cho con mình.

MarryBaby

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]