Thực phẩm cho người đau dạ dày

Lựa chọn thực phẩm một cách khoa học sẽ giúp ích trong việc hạn chế những cơn đau gây khó chịu và trở ngại cho công việc.

15.5963

Nguyên nhân gây bệnh viêm, loét dạ dày đều do a xít. Những a xít đó có thể do dạ dày tiết ra hoặc do bên ngoài đưa vào bằng con đường ăn uống.

Sữa và trứng - Ảnh: Shutterstock

Lựa chọn thực phẩm một cách khoa học sẽ giúp ích trong việc hạn chế những cơn đau gây khó chịu và trở ngại cho công việc.

Tinh bột: gạo, nếp, bắp, bột sắn, bột mì, bánh quy, bánh chưng là những thức ăn có khả năng thấm vị dịch, bọc niêm mạc dạ dày.

Các loại hạt: có chất béo như mè, hạt điều, hạt bí còn nguyên màng ngoài chứa nhiều chất xơ, sinh tố, chất khoáng, đặc biệt là những sinh tố nhóm B cần thiết cho nhu cầu chuyển hóa các chất trong cơ thể, giúp việc tiêu hóa thức ăn diễn ra thuận lợi. Hơn thế nữa, các hạt thô còn chứa nhiều chất chống ô xy hóa quan trọng để bảo vệ lớp màng tế bào ở thành trong của dạ dày.

Chuối xanh: chứa các hoạt chất có tác dụng kích thích sự phát triển của những tế bào màng nhầy thành trong dạ dày để chống loét hoặc hàn gắn vết thương. Vì thế, chuối xanh được xem như liệu pháp hữu hiệu trong việc điều trị căn bệnh này dưới hình thức dùng để làm rau trộn trong các bữa ăn.

Sữa, trứng: là hai thực phẩm tốt cho dạ dày, vừa giàu chất dinh dưỡng vừa trung hòa lượng a xít.

Nghệ, mật ong: Trong nghệ hiện hữu một chất với tên khoa học là curcumin, có tác dụng làm lành vết loét dạ dày. Theo kết quả một số công trình nghiên cứu, mật ong có tác dụng làm giảm a xít của dịch vị, từ đó làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh loét dạ dày. Nghệ và mật ong phối hợp với nhau có thể chữa lành vết loét.

Ngoài việc tuân thủ một số quy tắc cơ bản trong khâu ăn uống như tránh các loại thực phẩm gây kích thích niêm mạc (rượu, cà phê, trà xanh, ớt, tiêu...), các loại thực phẩm có độ a xít cao (chanh, cam, bưởi, cà muối, giấm, hành...), người bệnh cần lưu ý một số điều sau: nên ăn thức ăn mềm, hạn chế chiên xào, tăng cường luộc hấp, không nên ăn quá no sẽ làm dạ dày phồng lên sinh ra nhiều a xít có hại, khi ăn nên nhai kỹ, bởi trong khi nhai có thể tăng thêm sự bài tiết của nước bọt, có tác dụng giảm a xít và bão hòa a xít trong dạ dày.

Luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan; bởi các yếu tố tâm lý căng thẳng, lo âu, xúc động mạnh cũng làm thần kinh kích thích, dẫn tới dạ dày tiết nhiều a xít. 

 

Những sự kiện nổi bật

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]