Thực phẩm giúp bạn khỏe trong ngày lạnh

15.5906

Trời lạnh khiến cơ thể bị giảm nhiệt mạnh. Nếu ăn thực phẩm phù hợp, cơ thể bạn sẽ khỏe mạnh hơn và chống chọi được giá lạnh, không bị cảm, ho, sổ mũi. 

Ngoài việc giữ ấm như mặc áo dày, khăn, tất, đeo khẩu trang, đội mũ khi ra đường. Bạn nên tăng cường dùng thực phẩm sau để sức khỏe trở nên dẻo dai, chống lại bệnh tật vào những ngày lạnh buốt như hiện nay.

Thực phẩm giàu protein

Theo các chuyên gia, những thực phẩm giàu protein là sự lựa chọn đầu tiên giúp bạn chống rét.

Cá ngừ.

Các chuyên gia cho rằng, một số thực phẩm có thể kích thích sản sinh nhiệt tốt hơn các thực phẩm khác, chẳng hạn như thực phẩm giàu protein. Chúng giúp cơ thể tăng nhiệt tốt hơn so với những thực phẩm chứa tinh bột hoặc chứa chất béo, vì thế chúng có khả năng giữ ấm tốt hơn.

Song, bạn nên chọn protein ít béo như các loại cá, gia cầm và thịt nạc... nhằm tránh nạp quá nhiều chất béo và calo.

Thịt động vật có hàm lượng giàu protein gồm: Thịt bò rừng, thịt trâu, thịt cừu, thịt bê, sườn lợn, thịt gà Tây, cá ngừ, cá hồi, ức gà.

Thịt dê có công hiệu bổ huyết, làm ấm cơ thể, bổ thận, tráng dương, kiện lực, chống lại giá rét, có thể cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể, thiếu hụt dương khí, mất sức khi trời lạnh ở người già và người trung niên.

Thịt dê.

Thịt dê còn có thể trị chứng thiếu khí huyết ở phụ nữ gây gầy mòn, giúp dưỡng sắc, làm nhuận da đẹp tóc. Ngoài ra, thịt dê cũng hỗ trợ chức năng tiêu hóa, bảo vệ dạ dày.

Nhưng bạn cần lưu  ý, thịt dê rất nóng, nên người bị nhiệt nóng trong người không nên ăn, người bị cúm, viêm trực tràng cấp tính, huyết áp cao cũng phải kiêng kỵ.

Lươn: Ăn lươn mùa thu đông có tác dụng điều tiết nhất định với đường máu. Các món ăn với lươn như lươn xào, cháo lươn… đều có công dụng như nhau.

Vitamine A, B, C

Nhiệt độ thấp sẽ đẩy nhanh quá trình trao đổi chất của vitamin, nên phải kịp thời bổ sung bằng chế độ ăn uống, như vitamin A có thể tăng cường khả năng chịu lạnh của cơ thể, vitamin nhóm B giúp trao đổi chất bình thường, vitamin C có thể nâng cao khả năng thích ứng với cái rét, vitamin E có thể giúp lưu thông tuần hoàn máu, điều chỉnh sự cân bằng hormone trong cơ thể.

Khoai tây, cà rốt, bí ngô là những loại rau củ của mùa đông; không những có thể giữ ấm cơ thể mà còn không làm tăng cân. Trái cây như quýt, cam, nho, lê, kiwi cũng là những loại không thể thiếu cho việc thúc đẩy hệ miễn dịch.

Ăn ít nhất 75 mg vitamin C (từ đu đủ, ớt chuông đỏ, cam, dưa đỏ) để kích thích sự tăng trưởng và hoạt động của tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng. Để tăng cường hệ thống miễn dịch, hãy ăn nhiều chất chứa beta carotene có trong các loại rau lá xanh như xà lách, bông cải xanh, cải xoăn, các sản phẩm màu cam như khoai lang, cà rốt, bí ngô. Bạn có thể bổ sung thêm hành vì có chứa chất oxy hóa, làm chậm hoạt động của virus và tái tạo tế bào.

Đồ ăn, nước uống nóng

Trà nóng và canh nóng giúp bổ sung lượng nước cho cơ thể và giữ ẩm đường hô hấp. Nếu bị cảm lạnh hoặc cúm, đừng quên ăn súp gà. Theo một nghiên cứu, súp gà có thể đẩy nhanh dòng chảy chất nhầy trong cơ thể nhanh hơn các loại canh nóng khác.

Gia vị trị lạnh

Ngoài ra có thể thêm một số gia vị cay vào món canh nhưng không nên cho quá nhiều. Đồ gia vị cay như gừng, hành tây, ớt, hạt tiêu, tỏi và cà ri, có thể thúc đẩy tuần hoàn máu và sinh nhiệt.

Những nguyên liệu này có thể giúp ngăn ngừa và điều trị các bệnh thường gặp ở mùa đông như cảm lạnh, cúm. Thông thường người ta thường cho thêm các gia vị truyền thống như hành, tỏi, tiêu vào món canh, sau khi bay hơi sẽ giúp thông mũi, giảm nghẹt mũi.

Hành: Trị viêm xoang, chảy nước mũi, hen suyễn và giảm lượng cholesterol và bệnh máu loãng.

Tỏi: Nó chứa nhiều hợp chất chống lại vi rút, nấm và vi khuẩn, được xem là thuốc kháng sinh thiên nhiên. Chữa bệnh viêm tai, viêm phế quản, bệnh tưa miệng ở trẻ em, cúm và viêm loét dạ dày; giảm lượng cholesterol, giảm rủi ro của bệnh ung thư ruột kết.

Nghệ: Có vị cay, hơi đắng, không độc, tính ôn; có tác dụng giúp cải thiện hoạt động của hệ tim mạch, làm tan máu bầm, chảy máu cam, làm liền sẹo cũng như một số bệnh có liên quan đến bao tử.

Gừng: Vị cay, ấm, tác dụng chống lạnh, trị ho, đau tức ngực, trừ độc, giúp giữ ấm cơ thể, đề phòng cảm lạnh và giảm đau các khớp xương. Một số trường hợp không nên dùng như đang có bệnh về chảy máu như chảy máu cam, băng huyết, ho ra máu, sốt xuất huyết…

Ớt: Vị cay nồng, không gây độc, có tác dụng ấm bụng, kích hoạt tiêu hóa; dùng với liều lượng vừa phải, sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc phòng bệnh; giúp ngủ ngon và phòng bệnh rất tốt.

Tiêu: Có vị cay nồng, tính nóng và không gây độc; giúp tiêu hóa tốt, trừ độc tố trong cơ thể, tiêu đàm, trị đầy hơi và tiêu chảy.Sả: Vị cay nồng, mùi thơm và không gây độc. Lá sả tươi dùng nấu nước xông, chữa bệnh cảm sốt; phơi khô sắc nước uống chữa ói mửa, giữ ấm bụng, giảm đau nhức cơ thể; kết hợp với một số thảo dược khác, còn giúp chữa chứng sình bụng, đầy hơi.

Cần tây: Tăng cảm giác thèm ăn do có tác dụng gây hưng phấn thần kinh, tiết dịch vị và tiêu đờm rất hiệu quả.

Các loại hạt của mùa đông

Lạc: Lạc tính bình, vị ngọt, có tác dụng kiện tỳ vị, nhuận phổi tiêu  đờm, dưỡng khí, thường dùng cho các trường hợp gầy mòn do tỳ suy, kém ăn lực yếu, ho khan ít đờm, ít sữa sau khi sinh… Chất béo trong lạc có thể khiến cholesterol trong gan phân giải thành BA, thúc đẩy quá trình bài thải của cơ thể, từ đó làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu, mang lại tác dụng phòng ngừa chứng xơ cứng động mạch.

Hạt dẻ: Hạt dẻ có tác dụng dưỡng tỳ, kiện vị, bổ thận, cường gân cốt. Không chỉ vậy, hạt dẻ còn được mệnh danh là vua của các loại thực phẩm tốt cho dạ dày.

Theo VTC

Gửi câu hỏi tư vấn tại đây hoặc về [email protected]
 
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]