Thực phẩm tốt cho mắt

Đôi mắt có một vai trò quan trọng nhất giúp con người cảm nhận, nhìn thấy cuộc sống muôn màu. Tuy nhiên, do thời gian tuổi tác, ô nhiễm môi trường, cường độ làm việc... đôi mắt không tránh khỏi mệt mỏi, già nua,...

15.6243

Đôi mắt có một vai trò quan trọng nhất giúp con người cảm nhận, nhìn thấy cuộc sống muôn màu. Tuy nhiên, do thời gian tuổi tác, ô nhiễm môi trường, cường độ làm việc... đôi mắt không tránh khỏi mệt mỏi, già nua,... Những thực phẩm sau đây giúp cho mắt khỏe, đẹp... thậm chí tăng sức đề kháng phòng ngừa một số bệnh lý về mắt.

Thực phẩm chứa nhiều vitamin A: Vitamin A và tiền chất của nó (beta-carotene) có nhiều trong gan động vật, sữa bò, sữa cừu, sữa dê, lòng đỏ trứng gà, dầu gan cá, cà rốt… Các loại rau có lá xanh đậm như rau ngót, rau đay, rau dền, rau muống, rau lang, rau thơm… hoặc các loại quả màu vàng cam như gấc, đu đủ chín, cà rốt, cà chua… có chứa nhiều beta-carotene. Tiền chất này sẽ được men trong thành ruột và gan chuyển hóa thành vitamin A. Nếu ăn đầy đủ thực phẩm cung cấp vitamin sẽ hạn chế chứng quáng gà, bệnh khô mắt. Ở một người bình thường nhu cầu vitamin A hàng ngày người lớn 3.000 – 5.000 đơn vị mỗi ngày; trẻ em <10 tuổi="" 1.500="" –="" 4.000="" đơn="" vị="" mỗi="">
 
 Kẽm có nhiều trong hải sản.
Thực phẩm giàu vitamin B2:
Trong thiên nhiên, vitamin B2 có trong tất cả các tế bào sống. Các loại thực phẩm chúng ta dùng hằng ngày như: ngũ cốc, rau xanh, đậu các loại, thịt, trứng, sữa, tim, thận, gan, lách... đều có vitamin B2 (tỷ lệ mất vitamin B2 khi chế biến thức ăn khoảng 15 - 20%). Hàm lượng vitamin B2 trong động vật cao hơn thực vật. Vitamin B2 đảm bảo cho võng mạc và giác mạc chuyển hóa được bình thường. Nếu thiếu mắt sẽ bị ngứa, rát bỏng, sợ ánh sáng, chảy nước mắt.
 
Viêm bờ mi hoặc loét mi. Sung huyết mắt. Viêm kết mạc kết tụ quanh rìa. Viêm giác mạc chấm nông hoặc viêm kết, giác mạc bong. Dẫn đến hoại tử và loét sâu (không do vi khuẩn), quáng gà, đục nhân mắt... Nhu cầu vitamin B2 mỗi ngày cho cơ thể: tuỳ thuộc giới tính, lứa tuổi như: ở trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi: 0,4mg; 6 - 12 tháng: 0,5mg;  4- 6 tuổi: 1,1mg; 15-18 tuổi: 1,8mg.  Sau tuổi đó lại thấp dần; từ 51 tuổi trở đi chỉ cần 1,2mg/ngày.

Thực phẩm chứa nhiều kẽm: Kẽm có nhiều trong hải sản nhiều nhất ở hàu, thịt bò, thịt lợn nạc… Kẽm được biết đến là một chất chống oxy hóa quan trọng đối với sức khỏe mắt và cần thiết cho chức năng hệ thống miễn dịch. Hàm lượng kẽm trong thực phẩm rất đa dạng và khác nhau. Tùy độ tuổi sẽ có nhu cầu kẽm khác nhau như: Giai đoạn 1-3 tuổi cần 3mg kẽm/ngày; Giai đoạn 4-8 tuổi cần 5mg kẽm/ngày. 

  Bác sĩ Phan Hữu Phước

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]