Thuốc chữa bệnh Raynaud

Mỗi khi trời lạnh, tôi lại bị tê cóng ở đầu ngón tay, ngón chân, thỉnh thoảng thì ở mũi, dái tai, đôi khi những chỗ bị tê chuyển thành màu trắng. Xin hỏi tôi bị bệnh gì? Có thuốc chữa không?

15.6084

Mỗi khi trời lạnh, tôi lại bị tê cóng ở đầu ngón tay, ngón chân, thỉnh thoảng thì ở mũi, dái tai, đôi khi những chỗ bị tê chuyển thành màu trắng. Xin hỏi tôi bị bệnh gì? Có thuốc chữa không?

Đỗ Thu Huyền (Nam Định)

Theo như bạn tả thì có thể bạn bị bệnh Raynaud. Bệnh thường được khởi phát sau nhiễm lạnh hoặc stress tâm lý. Khi trời lạnh, cơ thể phản ứng lại bằng nhiều phản xạ khác nhau, mục tiêu để giữ thân nhiệt ở mức cao nhất. Một trong những phản xạ này là phản xạ co mạch máu nhỏ dưới da hoặc đầu chi. Ở những bệnh nhân bị bệnh Raynaud, phản xạ co mạch trở nên quá mức vì thần kinh chi phối sự co mạch rất nhạy cảm dẫn đến giảm lưu lượng máu tới ngọn chi.

Một số thuốc được dùng để điều trị bệnh này: thuốc chẹn kênh canxi (nifedipin, nimodipin...), thuốc chẹn ở giao cảm (ở bloquants: prazosine, doxasosine), thuốc giãn mạch (ginko biloba), nitroglycerin gel bôi tại chỗ, châm cứu có tác dụng tốt đối với thể tiên phát.

Bên cạnh đó, kết hợp điều trị bệnh nguyên như xơ cứng bì, bệnh mô liên kết, viêm đa khớp dạng thấp, hội chứng ống cổ tay, xơ vữa động mạch, tăng áp lực động mạch phổi, bệnh lupus ban đỏ... Nếu bệnh nhân không đáp ứng với điều trị, thầy thuốc có thể kê thêm thuốc chống trầm cảm để tăng hiệu quả của thuốc giãn mạch. Trong trường hợp có hoại tử ngọn chi, bệnh nhân cần được nhập viện để theo dõi điều trị, thậm chí phải cắt cụt ngọn chi. Cắt thần kinh giao cảm (hiệu quả tạm thời, là kế sách cuối cùng).

Để tránh mắc bệnh này, bệnh nhân cần mặc ấm, đi găng, tất, choàng khăn khi thời tiết lạnh; cần đi găng khi tiếp xúc với nước đá; hạn chế thay đổi đột ngột nhiệt độ khi sử dụng điều hòa nhiệt độ; ngừng hút thuốc lá (nicotin làm giảm tuần hoàn máu đến đầu chi); hạn chế stress tâm lý; tránh uống cà phê vì gây co mạch.

Ngoài ra, cần kết hợp tập thể dục đều đặn để sưởi ấm cơ thể; tránh làm tổn thương ngón tay và chân để tránh loét, hoại tử; tránh sử dụng những thuốc gây co mạch ngoại biên như dẫn chất erotamin, propranolon, amphetamin; đối với thể thứ phát (hội chứng Raynaud) không dùng thuốc tránh thai vì làm tăng nguy cơ co mạch. Bổ sung vitamin (A, E, C) và khoáng chất.

Tốt nhất, bạn nên đến phòng khám chuyên khoa để được khám và điều trị ngay để tránh biến chứng nguy hiểm.

Chúc bạn mau khỏi bệnh!

BS. Khúc Thị Nhẹn

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]