Thuốc điều trị bệnh giời leo

Khi bị giời leo, người bệnh không nên tùy tiện mua thuốc về bôi, cũng không nên gãi mạnh chỗ bị tổn thương.

0

Theo Báo điện tử VnMedia, bệnh giời leo là bị bỏng da do acid photpho hữu cơ từ côn trùng:  Bọ giời là bị một loại côn trùng (ban đêm phát sáng màu xanh lục) bò lên da để lại chất nhày chứa acid photpho hữu cơ gây bỏng da, nếu chúng bị đè nát thì mức độ tổn thương trên da nặng hơn, không còn là những đường vệt dài mà là một đám lớn.

Bệnh giời leo là từ gọi chung có các hiện tượng viêm da dị ứng do tiếp xúc với côn trùng có độc tính. Loại côn trùng này là động vật thuộc lớp Chân môi (Chilopoda), có kích thước nhỏ hơn so với nhiều loại chân rết khác, và có chân cao hơn, bò khá nhanh, vùng sinh sống ưa thích là các góc khuất, ngõ ngách, có thể gặp dưới gầm giường, nơi ẩm thấp.

Triệu chứng của bệnh là thấy rát, đau nhẹ hoặc cảm giác bất thường tại một số vùng trên da, các biểu hiện này từ từ tăng dần, sau mỗi ngày lại nặng hơn, hai ba ngày sau hình thành đám mảng hoặc vệt tổn thương đặc hiệu.

Bệnh giời leo có điểm gốc (nặng hơn, xuất hiện trước) và một số chỗ khác rải rác khắp cơ thể với mức độ nhẹ hơn (do tay sờ vào mang dịch acid dây sang vùng da khác).

Bệnh giời leo khởi đầu là một vùng da bị ngứa, rát đỏ, sau đó phù nề, xuất hiện mụn nước nhỏ. Trên bề mặt thương tổn có màu trắng xám, có vết thương tổn có vùng lõm ở giữa; bên trong chứa dịch đặc màu trắng. Có thể ở một số nơi khác cũng có biểu hiện tương tự nhưng nhẹ hơn.

Trong vòng 5 – 7 ngày, tùy theo nặng nhẹ, tổn thương thoái lui để lại vùng da xạm có vảy da chết mỏng phủ lên trên, hoặc các mụn phỏng trắng xám liên kết lại với nhau thành đám lớn vỡ ra chảy nhiều dịch, biểu hiện này diễn ra khoảng vài ngày vết loét chợt khô dần, nếu không bị hóa mủ để lại một vùng da thâm sạm.

Khoảng 7 - 8 ngày các vết chợt khô có một màng đen phủ lên trên mại dần để lại một vùng da thâm. Các vết thâm này có thể tồn tại 1 - 2 tháng da mới trở về bình thường, trong giời leo rất ít khi để lại sẹo.

Bệnh giời leo: Sử dụng thuốc gì để điều trị?

Chia sẻ trên Báo Gia đình và Xã hội, BS. Lê Quang Lộc - nguyên Trưởng khoa Da liễu (BV Xanh Pôn) cho biết, khi bị viêm da do côn trùng, người bệnh không nên tùy tiện mua thuốc về bôi, cũng không nên gãi mạnh chỗ bị tổn thương. Ngay sau khi xuất hiện đỏ và ngứa da, cần phải rửa bằng nước sạch hoặc nước muối 0,9% để làm sạch chất gây viêm da từ côn trùng. Không dùng nước xà phòng rửa vì sẽ làm tăng kích ứng da.

Nên đọc

Đặc biệt, tuyệt đối không bôi các loại thuốc mỡ vào chỗ tổn thương. Nó sẽ làm tăng bám bụi, ứ đọng dịch tiết phù nề khiến bệnh dễ lây lan hơn. Nên bôi bằng hồ nước hoặc thuốc màu, tốt nhất là thuốc màu xanh. Để tránh lây lan, người bệnh nên tránh sờ tay vào chỗ phù nề rồi lại chạm vào vùng da khác hoặc người khác vì chất độc từ côn trùng ở phần da viêm nhiễm sẽ bám vào phần da mới tiếp xúc và gây bệnh.

Một quan niệm sai lầm mà nhiều người cho rằng cần phải kiêng nước nên ngại tắm rửa. Tuy nhiên, bệnh nhân cần được tắm sạch sẽ, vệ sinh kỹ lưỡng bởi nếu không tắm, chất tiết côn trùng vẫn còn trên da sẽ gây nguy hiểm. Khi tắm mọi người cần phải giữ ấm và tắm nước nóng vì sức đề kháng giảm. Tránh hoạt động mạnh, nghỉ ngơi nhiều để cơ thể có điều kiện chống lại vi khuẩn.

BS Thạch cho hay, nếu điều trị đúng cách, bệnh giời leo thường khỏi nhanh trong 3 - 7 ngày. Mọi người nên dùng các dung dịch làm dịu da như kem kẽm, dung dịch jarish bôi, đắp ngày 2 – 3 lần; có thể thay bằng nước lá khế đun sôi để nguội, hồ nước bôi ngày 2 – 3 lần. Khi có nhiễm khuẩn nên dùng các dung dịch sát khuẩn, mỡ kháng sinh như: Samicason, Begendrem,…

Điều trị toàn thân bằng thuốc kháng histamin như: Cetrizin, Loratadin…; thuốc giảm đau khi đau nhiều, có thể dùng Paracetamol, hỗn hợp thần kinh…  Tuyệt đối không tự ý bôi thuốc hoặc nhai gạo nếp, đỗ xanh đắp vào vết phù nề có thể gây nhiễm trùng, để lại sẹo sau này.

Thuốc tham khảo: Paracetamol Stada 500mg

Dùng trong các cơn đau và sốt từ nhẹ đến vừa, đặc biệt đối với những bệnh nhân bị chống chỉ định hay không thể dùng salicylat. Thuốc có tác động tốt trên những cơn đau không thuộc nguồn gốc nội tạng.

Thùy Linh

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]