Thuốc điều trị đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh

erythromycin, povidone – iodine (2,5%), acyclovir là những thuốc dùng phòng và điều trị đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh...

15.5771
Trẻ sơ sinh bị viêm kết mạc (đau mắt đỏ) có nguy cơ bị nhiễm trùng thứ phát (viêm phổi, viêm màng não và nhiễm trùng huyết), có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết và tử vong. Do đó trẻ nên được nhập viện để khám và điều trị đầy đủ. (1)

1. Nguyên nhân và triệu chứng: (2)

Nguyên nhân viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh rất khó xác định vì trong nhiều trường hợp, các triệu chứng không khác nhau.Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh có thể được gây ra bởi tắc tuyến lệ, nhiễm trùng hay bị kích ứng khi dùng kháng sinh nhỏ mắt lúc mới sinh để phòng ngừa một số bệnh từ đường sinh dục mẹ lây qua con. Người mẹ có thể không có triệu chứng vào thời điểm sinh nhưng có thể có mang vi khuẩn hoặc virus có thể lây nhiễm cho con. Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh gây ra bởi các bệnh lây truyền qua đường tình dục (như lậu, chlamydia) có thể rất nghiêm trọng.

Viêm kết mạc do Chlamydia: Do Chlamydia trachomatis từ mẹ truyền qua con trong khi sinh với các triệu chứng mắt đỏ, sưng mi mắt, dử mắt dạng mủ xuất hiện vào khoảng ngày thứ 5 – 12 sau sinh.

Viêm kết mạc do lậu cầu: Do Neisseria gonorrhoeae từ mẹ truyền qua con trong khi sinh với các triệu chứng mắt đỏ, dử mắt dạng mủ đóng dày, sưng mi mắt xuất hiện vào khoảng ngày thứ 2 – 4 sau sinh.

Viêm kết mạc hóa: Khi dùng thuốc nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh để giúp ngăn ngừa một số bệnh nhiễm khuẩn, mắt của trẻ có thể bị kích ứng và gây nên viêm kết mạc hóa với các triệu chứng như mắt đỏ nhẹ, sưng mi mắt nhưng chỉ trong vòng 24 – 36 giờ.

Viêm kết mạc do các vi khuẩn khác: Thường ít phổ biến hơn do Chlamydia và lậu cầu. Một số các vi khuẩn gram (+) thường gặp bao gồm Staphylococcus aureus, Streptococcus pneumoniae, Streptococcus viridans Staphylococcus epidermidis. Các vi khuẩn này chiếm khoảng 30 – 50% các trường hợp viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, cũng có thể do các vi khuẩn gram (-) như Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Serratia marcescens, Proteus, Enterobacte và Pseudomonas. Đã có trường hợp báo cáo viêm kết mạc ở trẻ do Eikenella corrodens. Các trẻ sinh non, nhẹ cân nằm trong NICU khi có những dấu hiệu lâm sàng bị viêm kết mạc thường được nghi ngờ là do các chủng gram (-). (1)

Viêm kết mạc do virus herpes: Hiếm xảy ra (< 1%).="" trẻ="" thường="" mắc="" bệnh="" do="" sự="" lây="" truyền="" từ="" mẹ="" trong="" quá="" trình="" sinh.="" nên="" mổ="" lấy="" thai="" vì="" tỷ="" lệ="" nguy="" cơ="" lây="" nhiễm="" virus="" từ="" mẹ="" qua="" ngã="" âm="" đạo="" là="" 25="" –="">

2. Phòng ngừa(1), (2)

Để phòng ngừa, trước đây, bạc nitrat thường được sử dụng. Bạc nitrat là một chất hoạt động bề mặt, làm bất hoạt các vi khuẩn lậu cầu. Nhưng sau này, bạc nitrat được cho là độc với kết mạc, có khả năng gây ra viêm kết mạc hóa ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, hiện nay đã được thay thế bằng những thuốc kháng sinh nhỏ mắt như là erythromycin.

Theo RedBook 2012, erythromycin 0,5% và tetracycline 1% có hiệu quả tương đương nhau trong dự phòng nhiễm trùng mắt do lậu cầu ở trẻ sơ sinh. Bạc nitrat, povidone iodine và erythromycin đều có hiệu quả trong phòng ngừa viêm kết mạc không do lậu cầu và Chlamydia ở trẻ sơ sinh. Không có thuốc có hiệu quả trong việc ngăn sự lây truyền C. trachomatis từ mẹ sang con. Đây là điểm khác biệt so với RedBook 2009, trong đó cho rằng erythromycin, bạc nitrat có thể phòng ngừa sự lây truyền này.

Dung dịch povidone – iodine (2,5%) là có hiệu quả trong việc ngừa viêm mắt ở trẻ sơ sinh. Povidone – iodine được sử dụng rộng rãi ngoài Hoa Kỳ. Thuốc không có ở Hoa Kỳ mặc dù đã được sự chấp thuận của FDA.

Bạc nitrat là tác nhân có hiệu quả tốt nhất trong phòng ngừa chủng N. gonorrhoeae tiết penicillinase.

Các khuyến nghị dự phòng viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh trong RedBook 2012 như sau: 2 giọt bạc nitrat 1% hoặc thuốc mỡ kháng sinh (erythromycin, tetracycline) với lượng vừa đủ tạo lớp màng dày khoảng 1cm. Trong đó, erythromycin được coi là tốt nhất để phòng ngừa viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh vì có hiệu quả trên vi khuẩn lậu cầu, các mầm bệnh khác không do lậu cầu và chlamydia và cũng ít gây ra viêm kết mạc hóa.

3. Điều trị: (1), (2)

Để điều trị, kháng sinh dùng tại chỗ (thuốc nhỏ mắt, thuốc mỡ), dùng đường uống hay tiêm tĩnh mạch hay kết hợp các đường này đều được sử dụng tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và vi sinh vật mắc phải. Điều trị viêm kết mạc do lậu cầu rất quan trọng vì vi khuẩn này có thể xâm nhập vào biểu mô giác mạc còn nguyên vẹn và nhanh chóng gây loét giác mạc. Vì sự tiến triển nhanh chóng của viêm kết mạc do lậu cầu nên khi trẻ sơ sinh bị viêm kết mạc cấp tính nên được điều trị viêm kết mạc do lậu cầu cho đến khi có kết quả xét nghiệm. Điều trị theo kinh nghiệm bằng thuốc mỡ erythromycin và cephalosporin thế hệ thứ 3 IV/ IM. Bên cạnh đó nên kết hợp rửa sạch mắt bị viêm của trẻ với nước muối sinh lý để loại bỏ mủ có thể có trong mắt.

Nếu viêm kết mạc do tắc tuyến lệ nên xoa bóp nhẹ nhàng giữa mắt và vùng mũi. Nếu bệnh không hết sau 1 tuổi, có thể tiến hành phẫu thuật.

Viêm kết mạc do Chlamydia: Kháng sinh uống thường được dùng để điều trị: erythromycin (50 mg/kg/ngày, chia 4 lần/ ngày) trong 14 ngày. Chỉ điều trị tại chỗ là không hiệu quả vì không loại bỏ được các vi khuẩn trong mũi hầu của trẻ sơ sinh và những vi khuẩn này có thể dẫn đến viêm phổi gây đe dọa tính mạng nếu không được điều trị. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị của erythromycin toàn thân là khoảng 80% nên thường phải kết hợp với kháng sinh tại chỗ (thuốc mỡ erythromycin) như biện pháp bổ sung.

Viêm kết mạc do lậu cầu: Kháng sinh IV thường được sử dụng. Nếu bệnh không được điều trị có thể dẫn đến  loét giác mạc và mù lòa.

Viêm kết mạc hóa: Việc điều trị thường không cần thiết. Các triệu chứng sẽ được cải thiện trong 24 – 36 giờ.

Viêm kết mạc do virus herpes: Trẻ sơ sinh cần được điều trị bằng acyclovir để giảm nguy cơ nhiễm trùng cơ hội toàn thân. Liều khuyến cáo 60 mg/ kg/ ngày IV, chia 3 lần/ ngày trong tối thiểu 14 ngày, có thể kéo dài tới 21 ngày.

Kháng sinh tại chỗ cũng có thể được xem xét nếu có nhiễm khuẩn thứ phát trong các trường hợp dị tật biểu mô.

Tài liệu tham khảo:

1. http://emedicine.medscape.com/article/1192190-treatment
2. http://www.cdc.gov/conjunctivitis/newborns.html

Ds. Nguyễn Tấn Xuân Trang (Dịch)
Khoa Dược – BV Từ Dũ

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]