Thuốc điều trị xuất tinh ra máu

Việc lựa chọn thuốc điều trị xuất tinh ra máu cần căn cứ vào 3 nguyên nhân chủ yếu: do ung thư tuyến tiền liệt, do lao túi tinh, do nhiễm khuẩn.

15.6004

Những điều cần biết về hiện tượng xuất tinh ra máu

Theo Vnexpress, một số trường hợp, bệnh nhân tiểu ra máu 1-2 đợt ngay sau lần quan hệ trước đó cũng có thể được coi như xuất tinh máu. Tỷ lệ bệnh nhân bị xuất tinh máu không rõ, nó có thể thoáng qua rồi tự hết, nhưng thường sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần. Đây cũng có thể là biểu hiện đầu tiên của một vài bệnh lý về niệu khoa - nam khoa cần quan tâm.

Về vấn đề này, có thể là máu trong tinh dịch chảy từ túi tinh. Đây là  hai cơ quan nhỏ có hình túi bằng ngón út nằm sau bàng quang và tuyến tiền liệt thuộc các cơ quan phụ của hệ sinh dục nam giới giữ nhiệm vụ tạo và lưu trữ tinh dịch. Cơ quan này được nhìn thấy dễ nhất nhờ siêu âm.

Hai túi tinh này sẽ nối với hệ thống đường dẫn tinh và qua hệ thông ống phóng tinh để đổ vào niệu đạo sau qua một cổng (gọi là ụ núi). Bất kỳ vị trí nào của máu chảy (xuất huyết) dọc theo con đường này đều dẫn đến hiện tượng xuất tinh máu.

Thực sự nhận ra xuất tinh máu tương đối khó vì quá trình xuất tinh được bắn vào âm đạo, nên có khi bệnh nhân hoàn toàn không biết. Đôi khi, vì sử dụng bao cao su, thấy có màu sắc khác thường trong bao, người trong cuộc mới có thể ghi nhận mình bị xuất tinh máu.

Xuất tinh máu thường do viêm nhiễm túi tinh hoặc tuyến tiền liệt. Quá trình có thể tự hết trong 1-2 tháng. Nếu vẫn còn xảy ra tình trạng này sau đó, hoặc xuất hiện xuất tinh máu với mật độ cao và mức độ nặng dần (ra toàn máu đỏ) bạn không nên chần chừ việc gặp bác sĩ để quyết định điều trị sớm.

Những trường hợp xuất tinh máu sau sinh thiết tuyến tiền liệt thường tự ổn sau 2-3 lần xuất tinh sau đó (ngả dần màu từ đỏ sang nâu dần và trắng). Một số trường hợp xuất tinh máu có kèm vôi hóa tuyến tiền liệt. Một số bệnh nhân được cắt đốt nội soi tuyến tiền liệt cũng ghi nhận có vài lần xuất tinh ra máu, thường tự khỏi.

Viêm niệu đạo kéo dài cũng là một tác nhân gây xuất tinh ra máu cần lưu tâm, đặc biệt là bệnh nhân trẻ. Nang niệu đạo, polype niệu đạo, hẹp niệu đạo, sùi mào gà niệu đạo… cũng là những tác nhân được ghi nhận.

Có khoảng 40% tác nhân là do nhiễm trùng vào hệ tiết niệu sinh dục gây nên xuất tinh ra máu: nhiễm lao, HIV, Cytomegalovirus, Herpes Simplex virus, Chlamydia trachomatis, Enterococcus feacalis, Ureaplasma urealyticum… Cấy tìm các vi khuẩn là tác nhân gây bệnh trong tinh dịch là một xét nghiệm cực kỳ quan trọng với các trường hợp này.

Bệnh nhân có rối loạn đông máu, có tiền sử gia định liên quan đến máu khó đông hoặc bệnh lý máu khác cũng cần được lưu ý và báo cho bác sĩ. Các bệnh nhân có tình trạng tăng huyết áp không kiểm soát được, tăng creatininen, tiểu đạm mức độ nặng và bệnh lý tổn thương mạch máu thận cũng có thể gây xuất tinh máu.

Khi xuất tinh máu do các bệnh lý ác tính, thường gặp ở nam giới trên 40 tuổi, bạn hãy tìm bác sĩ chuyên khoa có nhiều kinh nghiệm trong việc điều trị xuất tinh máu để được quyết định đúng thời điểm cần thiết.

Một số trường hợp xuất tinh máu cần thiết phải can thiệp phẫu thuật như đốt cầm máu hậu phẫu cắt đốt nội soi ụ núi, tuyến tiền liệt gây xuất huyết, nội soi ụ núi do sỏi ụ núi gây xuất huyết…

Xuất tinh ra máu: Dùng thuốc gì?

Báo Sức khỏe và Đời sống cho biết, lựa chọn thuốc điều trị xuất tinh ra máu cần căn cứ vào 3 nguyên nhân chủ yếu: do ung thư tuyến tiền liệt, do lao túi tinh, do nhiễm khuẩn. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh thầy thuốc sẽ lựa chọn thuốc điều trị phù hợp.

- Xuất tinh ra máu do ung thư tuyến tiền liệt: điều trị đặc hiệu theo phác đồ điều trị ung thư tuyến tiền liệt theo từng giai đoạn.

- Xuất tinh ra máu do lao túi tinh: thời gian dùng thuốc điều trị tối thiểu 9 tháng và phải điều trị liên tục không được tự ý ngưng thuốc kể cả khi đã thấy hết xuất tinh ra máu. Thuốc điều trị chủ yếu là thuốc kháng lao như izoniazid (INH), rifampicin, ethambutol, pyrazinamid.

Ngoài ra, có thể dùng thuốc chống viêm steroid (prenisolon), thuốc hỗ trợ gan khi dùng thuốc kháng lao kéo dài (nhằm làm giảm các tác dụng không mong muốn của thuốc kháng lao) như các thuốc có chứa hoạt chất biphenyl dimethyl dicarboxylate hoặc xuất xứ từ thảo dược).

- Xuất tinh ra máu do nhiễm khuẩn: Trường hợp xuất tinh ra máu có viêm do nhiễm khuẩn thì điều trị kháng sinh theo kháng sinh đồ là lý tưởng nhất. Nếu không có kháng sinh đồ thì nên chọn kháng sinh có phổ tác dụng đối với Enterobacteria, đặc biệt ở người trẻ, thuốc phải có tác dụng với cả Chlamydia.

Hiện nay, có thể dùng các loại kháng sinh như: nhóm quinolon (levofloxacin, norfloxacin, ciprofloxacin...), nhóm cephalosporin thế hệ 2, 3 (cefuroxim, cefoxitin, cefixim, ceftriaxone, cefotaxime…). Ngoài ra có thể thay thế bằng kháng sinh metronidazone, trimethoprim, kết hợp cùng nhóm doxycyclin để điều trị nhiễm Chlamydia kết hợp. Tùy tình trạng bệnh lý mà thời gian dùng thuốc sẽ được bác sĩ chỉ định cho phù hợp nhằm giải quyết triệt để tình trạng viêm nhiễm.

Ngoài việc dùng kháng sinh, bệnh nhân cần được dùng phối hợp các thuốc chống viêm, giảm phù nề (alpha chymotrypsin…) điều trị trong 2 - 3 tuần và thuốc cầm máu transamin, dùng đường uống hoặc tiêm trong 5 - 10 ngày đầu điều trị.

Bên cạnh đó có thể dùng thuốc tăng sức bền thành mạch, đó là nhóm thuốc có tác dụng trên tuần hoàn tĩnh mạch như diosmin - hesperidin phối hợp với rutin C cũng có hiệu quả trong điều trị.

- Xuất tinh ra máu do nguyên nhân tắc túi tinh, sỏi túi tinh, giãn tĩnh mạch niệu đạo, ung thư... cần can thiệp ngoại khoa.

Lời khuyên dành cho người bệnh

Trong thời gian điều trị, bệnh nhân không được quan hệ tình dục hoặc tự ý xuất tinh ra để kiểm tra, điều đó sẽ làm nặng thêm tình trạng tổn thương mạch máu và khiến bệnh dai dẳng hơn.

Nên từ bỏ thói quen kìm hãm xuất tinh hay uống bia rượu nhiều trước quan hệ tình dục không chỉ gây ra tình trạng xuất tinh ra máu mà còn là nguyên nhân của một số rối loạn tình dục như xuất tinh muộn, xuất tinh ngược dòng, giao hợp không xuất tinh, giảm ham muốn tình dục,...

Thuốc tham khảo: Levofloxacin 500mg

- Ở người lớn với nhiễm trùng nhẹ hoặc trung bình, levofloxacin được chỉ định điều trị các bệnh nhiễm trùng do các vi khuẩn nhạy cảm với levofloxacin:
- Viêm xoang cấp
- Đợt kịch phát cấp của viêm phế quản mãn tính
- Viêm phổi mắc phải cộng đồng
- Nhiễm trùng đường tiểu không biến chứng
- Nhiễm trùng đường tiểu có biến chứng kể cả viêm thận-bể thận
- Viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn
- Nhiễm trùng da và mô mềm.

Thùy Linh

Nên đọc




Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]