Thuốc giảm đau - con dao hai lưỡi

Loại thuốc này một mặt giúp bạn dễ chịu khi làm giảm bớt cơn đau, mặt khác lại gây hậu quả nghiêm trọng nếu bạn dùng lâu dài, chẳng hạn thủng dạ dày, xuất huyết nặng ở đường tiêu hóa.

15.586

Aspirin dễ gây xuất huyết tiêu hóa. Ảnh: Pharmaceutical-technology.

Có tới trên 30 triệu người toàn thế giới thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau. Và không ít người trong số đó phải trả giá cho việc tự ý sử dụng, dùng không đúng cách.

"Bản thân thuốc giảm đau chứa đựng mầm mống nguy hiểm, vậy nên người sử dụng nó cũng phải chuốc lấy mối đe dọa đó, nhất là khi dùng trong thời gian dài." - giáo sư Wojciech Luszczyna, chuyên viên cao cấp cơ quan đăng ký tân dược Ba Lan, khẳng định.

Xuất huyết hệ tiêu hóa là tác dụng phụ phổ biến nhất. Đa số các loại thuốc giảm đau (ngoài Paracetamol và Piralgin) đều có tác dụng kìm hãm sự sản xuất niêm mạc bảo vệ thành dạ dày. Vết loét xuất hiện suốt thời gian dài mà không biểu hiện triệu chứng nào, cho đến khi dạ dày bị thủng (thường gặp nhất) hoặc xuất huyết nặng mới được phát hiện. Tình trạng này có thể gây tử vong.

Thuốc giảm đau cũng có thể làm tổn thương thận và gan, rối loạn sản xuất tủy sống, giảm thính lực hoặc gây ù tai. Hủy hoại thận mạnh nhất là những sản phẩm chứa Fenacetin.

Tăng huyết áp cũng là tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc giảm đau. Thực tế điều trị cho thấy, những người thường xuyên uống thuốc này có tỷ lệ phải điều trị cao huyết áp nhiều hơn.

Trong các thuốc giảm đau, cần thận trọng nhất với aspirin, đặc biệt là với trẻ em mới bị bệnh do virus (vì có thể gây tổn thương gan và não).

Theo các chuyên gia, các tác dụng phụ kể trên dễ xảy ra nếu dùng thuốc giảm đau đều đặn lâu ngày. Nhiều khi bệnh nhân vô tình dùng nhiều loại thuốc chứa chất giảm đau cùng lúc do không biết thành phần của mỗi biệt dược.

Vì vậy, bạn chỉ nên dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ và tuân thủ các nguyên tắc:

- Đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng.

- Thông báo ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện dấu hiệu khác thường.

- Mua tại hiệu thuốc có đăng ký hợp pháp.

- Uống thuốc bằng nước sôi để nguội, không dùng nước hoa quả.

(Theo Tri Thức Trẻ)

Gửi câu hỏi tư vấn tại đây hoặc về [email protected]
 
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]