Thuốc hạ sốt: hãy dùng đúng cách

Khi sốt trên 38,5 độ là đã cần dùng thuốc hạ sốt, hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc, nhưng dùng thuốc hạ sốt đúng cách chưa không phải ai cũng biết.

0
Khi bị sốt trên 38,5 độ, việc cần làm là uống thuốc hạ sốt, nếu không khi nhiệt độ cơ thể lên quá cao sẽ xảy ra hiện tượng co giật và các biến chứng rất nguy hiểm.

Trên thị trường có nhiều loại thuốc hạ sốt khác nhau, nhưng Paracetamol là thông dụng và an toàn hơn cả. Paracetamol có tác dụng nhanh, an toàn, ít có biến chứng, hiệu lực hạ sốt mạnh và dễ sử dụng.

Paracetamol có nhiều loại, sau đây là một số loại cơ bản:



Paracetamol được sử dụng khá phổ biến để hạ sốt vì tính an toàn cao.
 
Loại paracetamol đơn thuần: Loại này chỉ có tác dụng hạ sốt và kháng viêm nhẹ, có tác dụng hạ sốt rất mạnh, thích hợp dùng hạ sốt cho trẻ bị sốt do mọc răng, sốt phát ban, sốt virus. Người bán thuốc hay gọi là efferalgan xanh.

Thuốc hạ sốt dạng viên nén: thích hợp với người lớn và người già, loại dạng gói bột, viên đạn, cao dán thích hợp với trẻ em. Như vậy, tùy thuộc vào gia đình bạn có những thành viên nào mà chúng ta lựa chọn dạng thuốc dùng cho phù hợp.

Loại có kết hợp với codein: Loại này vừa có tác dụng hạ sốt, vừa có tác dụng chống đau đầu, thích hợp với người lớn bị sốt do bị nhiễm virus, sốt có kèm theo đau đầu, đau mỏi cơ khớp. Người bán thuốc hay gọi là effralgan đỏ.

Loại có kết hợp với chlorpheniramine: Loại này thích hợp với các loại sốt do cúm, do viêm họng, bệnh viêm đường hô hấp.

Thuốc hạ sốt cho trẻ em: bạn nên mua thêm hai loại khác, bao gồm: thuốc dạng gói bột có hương vị cam, chanh, dâu... (hoặc cao dán) và dạng viên đạn. Khi trẻ có thể uống được thì pha gói cho trẻ uống. Ở dạng này thuốc sẽ được hấp thu tốt hơn, đỡ phải dùng liều cao hơn.

Còn nếu trẻ sốt li bì, không uống được, hay nôn trớ, bạn có thể dùng cao dán hoặc dùng viên đạn nhét hậu môn. Dùng viên đạn là đơn giản nhất. Lưu ý, thuốc dùng cho trẻ em lúc này dùng theo dạng hàm lượng chi tiết cụ thể. Dạng gói bột được bào chế dưới hai hàm lượng: 80mg và 250mg. Dạng 80mg dùng cho trẻ em có cân nặng từ 5-12kg, tức là từ khi sinh đến khoảng 1 tuổi. Dạng 250mg dùng cho trẻ từ 13-50kg, tức là trẻ từ 2 - 15 tuổi.

Dạng viên đạn được bào chế với 3 hàm lượng: 80mg, 150mg và 300mg. Dạng 80mg dùng cho trẻ từ 4-6kg, tức là trẻ từ 1-5 tháng tuổi. Dạng 150mg dùng cho trẻ có cân nặng từ 7-12kg, tức là từ 6 tháng đến 1 tuổi. Dạng viên đạn 300mg dùng cho trẻ từ 13-24kg, tức là trẻ từ 2-9 tuổi.

Cách dùng

Với người lớn, khi bị sốt từ 390C đã có thể cho dùng thuốc hạ sốt. Với trẻ em khi sốt trên 38,50C bạn nên dùng ngay vì tốc độ sốt của trẻ đến 390C, 400C là rất nhanh. Đây là hai ngưỡng nhiệt độ nguy hiểm.


Khi trẻ bị sốt, ngoài việc uống thuốc hạ sốt còn cần được chườm mát và nghỉ ngơi đúng cách.

Người lớn nên dùng liều 2-3 lần/ngày. Mỗi lần 1 viên. Với trẻ em nên dùng 3-4 lần/ngày. Mỗi lần dùng 1 gói hoặc một viên đạn. Không được dùng liên tiếp các liều trong vòng dưới 4 tiếng đồng hồ, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt.

Một số trường hợp đặc biệt đó là thuốc không có tác dụng hạ sốt. nên trước khi uống thuốc, bạn đo nhiệt độ 1 lần, đo bằng nhiệt kế thủy ngân, sau đó cho uống thuốc. Nếu sau 30 phút nhiệt độ không giảm có thể cho uống tiếp liều thứ 2. Nếu lần này sốt vẫn không hạ, bạn cần cho đi viện ngay. Không dùng 1 ngày quá 6 liều quy định liên tiếp.
Các trường hợp cần phải cho đi viện: sốt kéo dài quá 3 ngày, sốt mà dùng thuốc không hạ sốt, sốt quá cao, 40-410C (vừa phải cho dùng thuốc vừa cho đi viện ngay) sốt, có dùng thuốc nhưng bị dị ứng.

Cách đo nhiệt độ đúng cách:


Nhiệt độ bình thường


Phương pháp đo lường Phạm vi nhiệt độ bình thường
Trực tràng 36,6°C đến 38°C (97,9°F đến 100.4°F)
Tai 35,8°C đến 38 °C (96,4°F đến 100.4 °F)
Miệng 35,5°C đến 37,5°C (95,9°F đến 99,5°F)
Nách 34,7°C đến 37,3°C (94,5°F đến 99,1°F)
 
Sử dụng biểu đồ này để quyết định phương pháp đo nhiệt độ theo từng lứa tuổi và chọn nhiệt kế phù hợp cho bé và có chế độ dinh dưỡng cho trẻ hợp lý.

Tóm tắt các kĩ thuật đo lường nhiệt độ được đề nghị


Tuổi Kĩ thuật đo được đề nghị Loại nhiệt kế
Sơ sinh -  2 tuổi -       Đo trực tràng (chủ yếu)
-       Nách (sàng lọc trẻ em có nguy cơ thấp)
 
Nhiệt kế điện tử hiện số
Trên 2 tuổi - 5 tuổi -       Đo trực tràng (chủ yếu)
-       Nách , tai hoặc động mạch thái dương nếu trong bệnh viện
-       Nhiệt kế điện tử hiện số
-       Nhiệt kế đo tai tia hồng ngoại
-       Nhiệt kế đo trán
-       Nhiệt kế đo tai trán
 
 
Hơn 5 tuổi
-       Miệng (chủ yếu)
-       Nách, tai, hoặc động mạch thái dương nếu trong bệnh viện
-       Nhiệt kế điện tử hiện số
-       Nhiệt kế đo tai tia hồng ngoại
-       Nhiệt kế đo trán
-       Nhiệt kế đo thân nhiệt từ xa
 
 

3.    Những điều bạn cần làm khi trẻ bị sốt:

-       Cho trẻ uống nhiều nước

-       Giữ cho trẻ ở trong một không gian thoáng và có cảm giác dễ chịu nhất

-       Không mặc quá nhiều quần áo hoặc đắp chăn kín mít vì sẽ làm nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn.

-       Áp dụng một số cách hạ nhiệt an toàn cho trẻ như: Đắp khăn ấm vào nách, trán, bẹn của trẻ; Tắm nhanh để hạ sốt (cần tắm đúng theo kĩ thuật và chỉ dẫn của chuyên gia); Nếu không khí quá khô, bật máy phun ẩm để cải thiện độ ẩm trong phòng; Cho trẻ uống nước lá má, nước cây nhọ nồi hoặc đánh cảm bằng lá nhọ nồi. 

-       Không nên cởi hết quần áo của trẻ vì có thể làm trẻ bị nhiễm lạnh và tăng nhiệt độ cơ thể đến mức nguy hiểm.

Tác giả: Nguyên Hải (Tổng hợp)

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]