Thuốc trị bệnh vảy nến

Nguyên nhân bệnh còn nhiều vấn đề chưa rõ. Nhưng hiện nay, người ta xác định bệnh vảy nến là một bệnh có cơ địa di truyền và cơ chế tự miễn.

15.6102

(SKDS) – Nguyên nhân bệnh còn nhiều vấn đề chưa rõ. Nhưng hiện nay, người ta xác định bệnh vảy nến là một bệnh có cơ địa di truyền và cơ chế tự miễn. Tuy chưa có thuốc điều trị khỏi hẳn bệnh, nhưng bằng những hiểu biết về sinh bệnh học và các thuốc hiện có, vấn đề làm sạch tổn thương vảy nến không còn là khó khăn mà là duy trì sự làm sạch đó được bao lâu mới là vấn đề rất quan tâm hiện nay.

Do vậy, hiện nay điều trị vảy nến được đưa ra một chiến lược cụ thể cho từng bệnh nhân với 2 giai đoạn tấn công và duy trì với 3 phạm trù điều trị: liệu pháp tại chỗ; quang trị liệu (phototherapy) và điều trị toàn thân; liệu pháp kết hợp hoặc luân chuyển và kế tiếp.

Các loại thuốc điều trị tại chỗ

Topical tar là thuốc có thể được dùng dưới dạng dung dịch (lotions), mỡ (ointments) và kem. Thuốc tương đối rẻ và có thể đã được kết hợp với những steroid tại chỗ. Tuy nhiên, thuốc có thể là nguyên nhân kích thích, mùi khó chịu và làm bẩn quần áo.

Calcipotriol (daivonex, daivobet) là vitamin D3 được bào chế dưới dạng mỡ, crem và dung dịch cho da đầu, thuốc có thể dùng hàng ngày hoặc 2 lần ngày sẽ chịu được với liều tối đa 100 gam/tuần. Tuy nhiên, thuốc giới hạn tới thể mảng và diện tích <17%. tác="" dụng="" phụ="" là="" kích="" thích="" và="" đỏ="" da="" nhất="" thời="" tại="">

Topical steroids (group I-IV): là loại steroid tại chỗ cho tổn thương giảm nhanh nhưng chỉ giảm tạm thời. Thuốc được dùng tại chỗ tùy vị trí, tuổi, bệnh để chọn nhóm nào cho phù hợp (áp dụng tại một thời gian trong ngày) để hạn chế kích thích. Những kết quả tốt nhất có thể thu được khi calcipotriol được áp dụng 2 lần ngày trong đầu tuần và steroid tại chỗ 2 lần ngày cho những ngày cuối tuần (có thể là 4/2).
 
Thuốc có tác dụng tốt nhất cho giảm viêm và ngứa. Tuy nhiên chỉ được điều trị mảng với số lượng ít, nhỏ, mạn tính bằng tiêm tại chỗ steroid. Thuốc trở nên kém hiệu quả khi dùng liên tục. Tác dụng phụ bao gồm: teo da, giãn da khi dùng thời gian dài.
  Ảnh minh họa (nguồn Internet)

Anthralin

(dirithocreme, micanol) được dùng nhiều cho những mảng mạn cố thủ trên da đầu. Thuốc giới hạn cho thể mảng. Những tác dụng phụ gồm kích thích và bẩn quần áo.

Tazarotene dùng tại chỗ 1 lần/đêm, thuốc giới hạn cho thể mảng. Tác dụng phụ là kích thích nhiều.

Điều trị tại chỗ da đầu: Những mảng nhỏ có thể đã được điều trị với tiêm tại tổn thương bằng steroid (kenalog 5-10mg/ml).

Điều trị tại chỗ móng: Dùng tại chỗ calcipotriol dung dịch, clobetasol dung dịch và gel tazarotene có thể được cải thiện nhưng đòi hỏi phải nhiều tháng điều trị. Tiêm tại chỗ kenalog là rất đau nhưng nó cũng chỉ có tác dụng giảm triệu chứng tạm thời. Hiện nay, hiệu quả hơn cả cho vảy nến móng là sử dụng uống hoặc tiêm methotrexate.

Điều trị toàn thân

Bệnh nhân vảy nến có tổn thương >20% bề mặt cơ thể hoặc những ai quá lo lắng về bệnh thì nên được ưu tiên dùng liệu pháp toàn thân. Liệu pháp toàn thân là phức tạp và phải được quản lý của bác sĩ da liễu.Liệu pháp kết hợp hoặc luân chuyển (quay vòng - rotational) để tăng hiệu quả và giảm độc hại của một liệu pháp và cho phép khống chế bệnh có hiệu quả trong thời gian dài.

Methotrexate (MTX): MTX có hiệu quả điều trị vảy nến đỏ da, vảy nến mụn mủ toàn thân, vảy nến khớp và vảy nến mảng cố thủ. Dùng uống, tiêm bắp hoặc dưới da. Cần kiểm tra máu toàn bộ, chức năng gan, thận và sinh thiết gan khi dùng liều cao.Thận trọng các tương tác của thuốc với salicylate, nhiều thuốc chống viêm không steroid, trimethoprim-sulfamethoxazole, penicillin và một số thuốc khác.

Tác dụng phụ của thuốc bao gồm: buồn nôn, chán ăn, mệt, loét miệng, giảm bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu, xơ gan và ung thư gan. Cần cẩn thận người lớn tuổi hoặc những bệnh nhân thiếu thận.

Cyclosporine: Cyclosporine dùng tốt nhất cho vảy nến viêm nặng (tốt nhất cho giai đoạn cấp). Liều giảm dần sau khi đã đạt được kết quả mong muốn. Định lượng chính xác CTM, ure, creatinine, magne, cholesterone, triglyceride. Cần giảm liều nếu creatinine tăng 30% so với ban đầu.

Những tác dụng phụ của thuốc gồm có: tăng huyết áp, độc với thận.

Acitretin (soriatane): Hiệu quả cao cho vảy nến mụn mủ toàn thân, vảy nến đỏ da và hiệu quả vừa phải cho vảy nến mụn mủ lòng bàn tay bàn chân. Hiệu quả tốt hơn khi kết hợp với quang trị liệu (PUVA và UVB).

Tác dụng phụ có thể là quái thai (với nữ muốn sinh con phải ngừng thuốc ít nhất 6 tháng), khô da, đau cơ, đau khớp, giả u não, suy nhược, rụng tóc, viêm gan, tăng cholesteron/triglycerides.

 Sinh học (biologicals): Sự hiểu biết về chức năng sinh lý của tế bào T của chúng ta và những tương tác tế bào đã cho phép ứng dụng kiến thức khoa học của những protein đặc biệt người bao gồm chức năng tế bào T.

Những dạng mới này của liệu pháp điều hòa miễn dịch tương tác với những đích phân tử đặc biệt trong quá trình tế bào T điều hòa viêm và cho hiệu quả chống viêm.

Liệu pháp kết hợp hoặc luân chuyển và kế tiếp

Chiến lược điều trị bệnh vảy nến có hai giai đoạn: Tấn công (làm sạch tổn thương, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh, hạn chế tối đa các tác dụng không mong muốn của thuốc…) và giai đoạn duy trì (duy trì sự làm sạch tổn thương bằng kết hợp giữa hiệu quả của thuốc, tuân thủ của người bệnh và kinh nghiệm điều trị của bác sĩ).

Liệu pháp kết hợp hoặc luân chuyển và kế tiếp để tăng hiệu quả và giảm độc hại của một liệu pháp và cho phép khống chế bệnh có hiệu quả trong thời gian dài.     

PGS.TS. Đặng Văn Em (Bệnh viện TWQĐ 108)

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]