Việt Nam có hơn 4.000 loài cây thuốc có tiềm năng sử dụng thay thế bộ phận của các loài động vật hoang dã và có nguy cơ tuyệt chủng như hổ, gấu, tê giác, góp phần giảm thiểu nhu cầu sử dụng tê giác và góp phần bảo tồn loài động vật quý hiếm.

Viện Dược liệu Trung ương (Bộ Y tế) phối hợp Hiệp hội Bảo vệ Động vật Thế giới (WSPA) thực hiện dự án này với mục tiêu triển khai các hoạt động bảo tồn động vật quý hiếm nói chung và loài gấu nói riêng, chinhphu.vn đưa tin.

Tuần trước, Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam công bố lần đầu tiên thành công và chuyển gia công nghệ sản xuất thuốc nano với chiết xuất curcumin từ củ nghệ, dùng trong điều trị ung thư.

Trong truyền thống dược liệu Việt Nam, nhiều cây thuốc đã trở thành quen thuộc với người Việt như cây nghệ có hoạt chất curcumin chống viêm, cây dừa cạn với các hoạt chất chữa ung thư, hoạt chất của cây thanh cao hoa vàng chữa sốt rét.

Xuyên tâm liên, nghệ, thục địa, nhàu, tiêu dội, ổi, sắn thuyền, gừng… Nhiều loại cây thuốc còn có khả năng điều trị các bệnh tiểu đường, huyết áp cao, gout, thấp khớp, kích thích miễn dịch…

Mai Hoàng

Ảnh bìa: Các hoạt chất trong cây dừa cạn có tác dụng diệt các tế bào ác tính (T.L)