Tìm hiểu sự khác biệt giữa con đầu và con thứ

(Làm Mẹ) - Thậm chí bạn cũng không thể ngờ rằng cũng là 2 đứa con, nhưng giữa con đầu và con thứ là một sự khác biệt đáng ngạc nhiên.

0

1. Mang thai và sinh nở

Con đầu: Khi bạn thông báo bạn mang thai đứa con đầu lòng, tất cả mọi người xung quanh bạn đều vô cùng hào hứng chúc mừng, tặng quà, thăm hỏi. Khi sinh bé, hầu hết mọi bạn bè, họ hàng và người thân đều đến thăm bạn, tặng quà cho bé và hỏi han đủ thứ. 

Con thứ: Ồ, mọi người đi đâu cả rồi? Đến lần sinh này, hầu hết mọi người đều cho đó là việc quá bình thường và chỉ chúc mừng qua loa, khiến bạn đôi lúc cảm thấy khá tủi thân đấy!

2. Chụp hình

Con đầu: Chồng bạn liên tục chụp hình bạn ngay cả khi bụng bạn còn chưa lộ rõ, và em bé sau khi sinh tới khi khoảng 2 tuổi luôn được chụp hình đều đặn hàng tuần hay thậm chí hàng ngày để giữ làm kỉ niệm khi con lớn lên.

Con thứ: Hầu như chồng bạn không còn chụp hình bạn nữa, hoặc cho đến tận gần cuối thai kì và hai bạn nghĩ rằng bạn cần phải lưu giữ lại một vài hình ảnh bạn mang bầu để cho bé xem khi lớn lên. Bé cũng ít được chụp hình hơn so với anh/ chị vì bạn đã trở nên bận rộn hơn rất nhiều và chẳng còn thời gian để mà cầm máy chụp hình nữa.

3. Sự quan tâm chăm sóc

Con đầu: Mỗi khi bé khóc vào ban đêm, bạn sẽ vội vàng chạy đến xem bé có vấn đề gì không.

Con thứ: Mỗi khi bé khóc vào ban đêm, bạn sẽ vội vàng chạy đến dỗ bé ngủ tiếp để khỏi ảnh hưởng đến giấc ngủ của anh/chị bé.

4. Sự sạch sẽ

Con đầu: Có tủ quần áo hoàn toàn mới và liên tục được thay mới, chia ngăn cực kỳ khoa học, gọn gàng, là lượt cẩn thận tránh ẩm mốc.

Con thứ: Mặc bất cứ thứ gì có thể mặc được (thừa hưởng từ chị của nó và những em bé khác). Đồ của nó cũng tống hết vào máy giặt. Giặt riêng, ủi kỹ trở thành việc xa xỉ vì mẹ không có thời gian. Thêm nữa, nó lúc nào cũng lăn lê bò toài trên sàn nên quần áo cần gì phải quá sạch.

5. Phát triển

Con đầu: Bố mẹ lúc nào cũng kè kè dõi theo từng bước phát triển của con, cổ vũ nhiệt tình khi bé biết bò, biết đi, biết leo cầu thang v.v.

Con thứ: Bố mẹ đã thấm phải vất vả thế nào mới một nhóc đang tuổi lăn lê bò toài, tập đi. Mẹ phải cố gắng hàng ngày học cách cùng lúc di chuyển theo hai hướng, có lúc phải quyết định thật nhanh nên “hy sinh” đứa nào để chạy theo đỡ đứa kia.

6. Sự gần gũi

Con đầu: Bạn muốn ôm ấp bế ẵm bé cả ngày. Bạn có thể thoải mái ôm ấp bé bất cứ lúc nào mình thích.

Con thứ: Bạn muốn ôm ấp bế ẵm bé cả ngày, nhưng bạn còn một đống việc nhà cùng với anh hay chị của bé đang khóc đòi ăn hoặc đang xị mặt ghen tị: mẹ chỉ yêu em  thôi!

7. Sắp xếp thời gian

Con đầu: Ngoài việc chăm con ra, bạn chẳng có thời gian làm bất kỳ việc gì khác. Muốn ra ngoài, vợ chồng bạn đều phải lên lịch rất cẩn thận để không ảnh hưởng đến thời gian chợp mắt trong ngày của con. Bạn không thể nhận lời trước một kế hoạch gặp gỡ mà không “khuyến cáo” thêm một câu là khả năng bị hủy có thể diễn ra, bởi lịch trình mỗi ngày luôn là điều khó đoán.

Con thứ: Bạn không nhớ nổi tại sao với đứa đầu tiên mình lại bận đến thế. Và cho dù vẫn tiếp tục trân trọng giấc ngủ ban ngày của con, bạn không còn lý do gì bắt thế giới xung quanh phải ngừng lại vì giấc ngủ ấy chính xác cần diễn ra vào giờ ấy nữa.

8. Lợi ích của các bé

Con đầu: Bé có được toàn bộ sự quan tâm và chăm sóc của bạn. 

Con thứ: Bé được nuôi dạy bằng tất cả những kinh nghiệm quý báu bạn rút ra sau vài năm làm mẹ.

9. Sinh hoạt gia đình chung

Con đầu: Mỗi cuối tuần đều là thời gian gia đình rảnh rỗi bên nhau. Có vẻ như vợ chồng con cái có nhiều thời gian cho nhau và du lịch vẫn chưa phải ước mơ gì viển vông quá.

Con thứ: Đi du lịch đã trở nên lỉnh kỉnh, khó khăn hơn gấp nhiều lần và thời gian chất lượng bên gia đình cũng giảm bởi bố mẹ còn bận phân công việc nhà, vợ cho đứa bé bú, chồng dắt đứa lớn đi mua bỉm. Có khi mình vợ phải vừa chăm 2 đứa vừa hì hụi việc nhà, thấy đời thật bất công!

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]