Tìm hiểu về ngành nghề Du lịch

Du lịch là hoạt động của con người đi ra khỏi nơi sống và làm việc thường xuyên của mình, đến những nơi khác với mục đích nhất định như: tham quan, tìm hiểu, nghỉ ngơi, chữa bệnh, vui chơi giải trí, tôn giáo - tâm linh mà không nhằm mục đích kiếm tiền.

15.6027

Làm du lịch có thể hiểu là việc xây dựng, tiếp thị, quảng bá, bán và thực hiện các chương trình du lịch (đã bán) cùng các sản phẩm, dịch vụ du lịch đi kèm.

  • 1

    Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp

    Tùy đặc điểm công việc mà các vị trí khác nhau trong ngành du lịch có những điều kiện làm việc rất khác nhau. Chẳng hạn người quản lý và điều hành du lịch thường làm việc tại văn phòng, bên chiếc máy vi tính và điện thoại, kết nối các mối quan hệ, lên mô hình và điều phối nhân viên dưới quyền sao cho đảm bảo phục vụ các tour du lịch tốt nhất cho khách hàng. Trong khi đó, phần lớn thời gian của hướng dẫn viên du lịch là trên những chuyến đi v.v... Bạn thường nghe nói du lịch là một nghề thú vị vì được đi đây đi đó, được biết nhiều điều, được thưởng thức nhiều món ăn lạ, giao tiếp với nhiều người, tìm hiểu nhiều phong tục, tập quán khác nhau nhưng ở phía sau những điểm hấp dẫn ấy là công việc chuyên môn không dễ dàng, không nhàn hạ.

    Phần lớn những người làm việc trong ngành du lịch có thể tìm thấy vị trí của mình ở các tổng công ty du lịch với nhiều chi nhánh, công ty con, các công ty, trung tâm du lịch, trung tâm lữ hành.

    Những năm đầu thế kỷ XXI đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của du lịch Việt Nam. Theo dự kiến, đến năm 2010, ngành du lịch nước ta phấn đấu đón khoảng 6 triệu du khách quốc tế, 25 triệu du khách trong nước. Những khu du lịch sinh thái, du lịch văn hoá đang mọc lên khắp nơi, làm thay đổi bộ mặt và đời sống của nhiều địa phương. Với sự phát triển ấy, ngành này đang rất cần một đội ngũ nhân lực mạnh.

  • 2

    Phẩm chất và kỹ năng cần thiết làm nghề dịch vụ du lịch

    - Có duyên nghề: tác phong linh hoạt, tươi tắn, thân thiện, thái độ giúp đỡ, quan tâm, kiến thức vững vàng, ứng xử thông minh, khéo léo

    - Nhạy cảm, tâm lý, quan tâm đến mọi người, biết lắng nghe

    - Lợi ngôn, khả năng giao tiếp tốt, truyền đạt hiệu quả

    - Óc tổ chức tốt, chủ động và độc lập

    - Giao tiếp ngoại ngữ thành thạo

  • 3

    Một số địa chỉ đào tạo

    - Trường đại học công lập: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Thương mại, Trường Đại học Văn hoá, Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Đà Lạt...

    - Trường Đại học dân lập: Trường Đại học Dân lập Đông Đô, Trường Đại học Dân lập phương Đông, Viện Đại học Mở, Trường Đại học Dân lập Hải Phòng, Trường Đại học Dân lập Duy Tân, Trường Đại học Văn Lang, Trường Đại học Văn hiến, Trường Đại học Hùng Vương...

    - Trường cao đẳng: Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội, Trường Cao đẳng Văn hóa Tp.Hồ Chí Minh...

    - Trường trung học chuyên nghiệp: hệ thống các trường trung học chuyên nghiệp có đào tạo ngành này chia làm hai loại:

    + Hệ thống các trường của ngành du lịch trực thuộc Tổng cục du lịch Việt Nam: cả nước có 3 trường đặt ở Vũng Tàu, Huế, Tp. Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó còn có Trường Trung học nghiệp vụ Du lịch Sài Gòn (do Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn quản lý).

    + Hệ thống các trường trung học chuyên nghiệp không do ngành du lịch trực tiếp quản lý được phân bố nhiều nơi trong khắp cả nước

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]