Bài viết này sẽ mở đầu cho tuần lễ đầu tiên trong chuyên mục WEEKLY TOPIC của Marry.vn:
‘Wedding week”của Marry.vn là một chuyên mục đặc biệt dành riêng cho chuỗi những bài viết về những chủ đề đang được quan tâm nhất đối với các cô dâu và chú rể ngày nay. Những bài viết nằm trong chuyên mục này sẽ bao quanh những vấn đề mà bạn sẽ gặp trong ngày cưới của mình. Thêm vào đó, Marry.vn sẽ có những tuần lễ cho những chủ đề cực kỳ đặc biệt và hấp dẫn do chính Marry thực hiện như Tuần lễ ngày cưới đẹp ở Việt Nam, Tuần lễ dành cho các nàng dâu nói lên tâm trạng… mà bạn không thể bỏ qua.

Các chủ đề của chuyên mục sẽ được thay đổi hàng tuần. Tuần này chúng ta sẽ dành riêng để bàn luận về những vấn đề nan giải trong tiệc cưới nhé!

TUẦN 01 – GIẢI QUYẾT NHỮNG ‘MỐI LO NGẠI’ TRONG ĐÁM CƯỚI

Bài viết kỳ này:

TOP 5 CUỘC CÃI VÃ – LÀM SAO ĐỂ TRÁNH?

Cuộc sống sau khi đã đính hôn là lúc mà bạn sẽ gặp nhiều khó khăn nhất. Có rất nhiều điều bạn không mong đợi nhưng vẫn có thể xảy ra như: bất đồng với người bạn đời về danh sách khách mời, áp lực về địa điểm tổ chức tiệc khiến hai bạn to tiếng với nhau Một số nàng dâu và chàng rể khi phải chịu áp lực của công việc bận rộn sẽ không giữ được bình tĩnh và rơi vào tình trạng stress. Thời hạn của những ngày chuẩn bị cho đám cưới có thể trở thành những ‘hố bom’ tiềm ẩn. Đôi khi một kế hoạch bố trí chỗ ngồi không chỉ là một kế hoạch bố trí chỗ ngồi nữa.

“Kế hoạch đám cưới là một thử nghiệm cho hôn nhân tương lai của bạn. Những điều bạn chiến đấu bây giờ  sẽ là những cơ sở cho những khó khăn của hai bạn trong tương lai”, ông Tina B. Tessina, nhà tâm lý và tác giả của True Partners: A Workbook for Building a Lasting Intimate Relationship. Dưới đây là những gì nằm phía sau những nguy cơ gây nên chiến tranh trong ngày cưới nhất và làm thế nào để giải quyết chúng:

1.      Gia đình:

Việc xắp xếp danh sách khách mời được xem là một trong những vấn đề dễ gây ra trang cãi nhất cho các tân lang và tân nương. Trong đó, gia đình vẫn luôn là một nguyên nhân chính yếu. Tâm, 26t chia sẻ: “Danh sách khách mời của gia đình bên anh ấy ngày một dài và dự kiến còn dài hơn nữa. Tôi không biết phải nhắc anh ấy thế nào, vì danh sách bên tôi đã được rút gọn nhất để có chi phí hợp lý. Nếu bên gia đình chồng tôi muốn mời nhiều khách hơn thì phải chịu chi phí nhiều hơn. Đằng này tôi không hề thấy đả động đến chuyện ấy”.

Tip trong trường hợp này: Hãy thực sự tế nhị liệt kê cho bên gia đình chồng/vợ chi phí của tiệc cưới được phân chia theo số lượng khách của hai bên gia đình. Sau đó hỏi bạn đời của mình rằng: “Chúng ta sẽ cắt giảm chi phí thế nào đây anh/em?”.

Tiến sĩ Patrick Gannon, nhà tâm lý học được cấp giấy phép hành nghề tư nhân: “Hãy luôn để những cuộc xung đột thế này trở về những vấn đề tiềm ẩn”. Nghĩa là hãy tránh những trận xung đột của hai bạn ở mức thấp nhất có thể.

2.      Tiền bạc

Nàng muốn chi nhiều hơn cho chiếc váy cưới của mình, còn chàng chỉ muốn tuần trăng mật ở khách sạn hạng nhất. Ranh giới giữa việc ai sai ai đúng không còn nữa, chẳng qua là hai bạn có thể ‘nhường nhịn’ nhau trong khoản này không?

Tip trong trường hợp này: Hãy ngồi xuống cùng nhau và thảo luận nhẹ nhàng về chủ đề này? Lý do mà cô ấy cần mua hoặc thuê một chiếc váy đắt tiền hơn là gì? Và có quá đáng khi anh ấy muốn được tận hưởng tuần trăng mật trọn vẹn nhất không? Sau khi đưa ra những lý do chính đáng và thuyết phục, một trong hai bên sẽ phải có người chiều người kia nhé.

3.      Thẩm mỹ:

“Anh ấy muốn màu xanh lá cây truyền thống. Còn tôi lại thích màu xanh lá nhợt và sáng cho khăn ăn.”

Thông thường các cô dâu muốn chú rể tham gia vào việc tổ chức đám cưới của họ nhiều hơn. Nhưng khi anh ta ‘tham gia nhiều hơn’ thì vấn đề lại xảy ra. Điều này có thể gây ra một cuộc xung đột rất nguy hiểm nếu cứ tiếp tục bất đồng. Và người cuối cùng sẽ phải lãnh hết trách nhiệm còn lại.

Tip trong trường hợp này: Cả hai bạn đều cần chia sẻ quyền quyết định trong tiệc cưới của mình. Nếu bạn đã quyết định gam màu chủ đạo cho tiệc cưới, thì người còn lại sẽ quyết định nhạc và các tiết mục khác. Sau khi đã phân chia rõ ràng chúng ta phải tôn trọng ý kiến của người bạn đời nhé!

4.      Hội chứng cô dâu

Chàng nhận ra rằng vợ tương lai của mình quá chú tâm vào việc làm một cô dâu hoàn hảo mà quên mất việc xây dựng mối quan hệ.

“Cô gái quá tiểu tiết và nghiện đọc tạp chí cưới này là ai đây? Cô gái đã từng ngồi uống beer và xem bóng đá với tôi đâu rồi?”

Tip trong trường hợp này: Chú rể hoàn toàn có cơ sở để nghĩ là anh ấy đúng. Cô dâu cũng có cơ sở để nghĩ là anh ấy không có quyền phán xét mình. Hãy giảm thiểu hoặc tránh cho người bạn đời thấy rằng bạn đang bỏ rơi họ chỉ vì tiệc cưới trước mắt. Chúng ta vẫn có thể lên kế hoạch cho đám cưới và đi xem phim với bạn đời của mình mà đúng không?

5.      Quá khứ

Đây có thể là lúc chúng ta sẽ đối mặt với sự ‘nuối tiếc’ của người bạn đời về quá khứ đẹp đẽ của họ. Thêm vào đó, một người tình cũ, hay một người bạn cũ mà chúng ta không ưa cho lắm cũng có thể làm chúng ta căng thẳng dẫn đến ‘cơm không lành canh không ngọt’ với bạn đời.

Tip trong trường hợp này: Hãy chín chắn lên nào. Bạn đã qua giai đoạn của những cuộc chiến và người ấy đã chọn bạn chứ không ai khác. Đừng làm đổ vỡ mọi chuyền bằng việc quá đố kỵ và nhỏ nhen. Hãy xoay ngược tình thế bằng cách làm bạn với những người mà bạn ‘không mong đợi’ đó. Họ thậm chí có thể trở thành trợ lý đắc lực trong chính tiệc cưới của hai bạn đấy!

 

Marry.vn