Trầm cảm: Nguyên nhân và giải pháp

Dân trí Trong xã hội chúng ta ngày nay, ngày càng có nhiều người mắc căn bệnh trầm cảm. Nguyên nhân của bệnh do đâu? Và liệu có phương pháp điều trị bệnh noà thực sự hiệu quả? Hãy cùng bác sỹ chuyên khoa tìm hiểu về căn bệnh này.

15.5762

Tỷ lệ mắc bệnhnam giớinữ giới

 

Căn bệnh trầm cảm không phân biệt nam giới hay nữ giới, thậm chí phụ nữ mắc căn bệnh này nhiều hơn nam giới. Trung bình, một người phụ nữ thường “nhiễm” căn bệnh này 2 lần trong suốt cuộc đời của mình.

 

Tại Pháp, cứ 10 người đàn ông thì có 1 người đã từng bị mắc căn bệnh này. Tỷ lệ ở nữ là 1/5, tức là cao gấp đôi nam giới. Theo các bác sỹ chuyên khoa, ngày càng có nhiều người bị tái phát căn bệnh này nhiều lần trong suốt cuộc đời họ và số lượng thanh thiếu niên mắc căn bệnh này gia tăng nhanh chóng.

 

Bệnh trầm cảm là do sự mất cân bằng hoá học của bộ não, đặc biệt là do giảm sự sản sinh các neron thần kinh truyền thông tin (serotinin, dopamin…) gây ra. Vậy những nguyên nhân nào gây nên tình trạng này?

 

Nguyên nhân gây bệnh

 

Nguyên nhân sinh học: Rất nhiều các nghiên cứu chỉ số thần kinh cho biết, một vài rối loạn thần kinh là nguyên nhân gây nên căn bệnh này: mất ngủ, ngủ quá nhiều, khó tập trung, lo âu kéo dài, thay đổi đột ngột nhịp sinh học (ngày ngủ nhiều, đêm thức)…

 

Nguyên nhân di truyền: Những người mà có bố mẹ, ông bà hoặc họ hàng từng mắc chứng bệnh trầm cảm cũng có nguy trở thành nạn nhân của căn bệnh này.

 

Rất nhiều nhà nghiên cứu đã thử tìm cách nhận dạng một loại gene trầm cảm, tuy nhiên vẫn chưa đưa ra được  một kết quả chính xác. Cho đến nay, giả thiết mà các nhà nghiên cứu đưa ra vẫn là có rất nhiều gene ảnh hưởng đến sự xuất hiện của căn bệnh này.

 

Dùng nhiều chất gây nghiện và rượu: Việc sử dụng quá nhiều rượu hoặc chất gây nghiện có trong một số loại tân dược sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh hoặc làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.

 

Nguyên nhân gia đình, công việc…: Sự chia tay đột ngột của người yêu, của chồng (hoặc vợ), mất người thân, mất việc, làm việc căng thẳng, mắc bệnh nan y… tất cả những chuyện buồn này đều có thể là nguyên nhân của căn bệnh trầm cảm.

 

Trên đây chúng tôi chưa thể liệt kê hết những nguyên nhân gây ra căn bệnh trầm cảm, tuy nhiên theo thống kê tại Pháp, những nguyên nhân này chiếm tới 90% những nguyên nhân gây bệnh.

 

Phương pháp điều trị

 

Phương pháp điều trị tốt nhất là kết hợp giữa điều trị tâm lý và dùng thuốc. Người bệnh cần phải nghĩ bệnh của họ sẽ được chữa khỏi, điều đó sẽ giúp họ theo hết được đơn thuốc và chu trình điều trị của bác sỹ. Tại Pháp, ước tính có tới 1/3 số bệnh nhân không theo hết đợt điều trị.

 

Thu thập thông tin về căn bệnh này trên mạng Internet, sách báo… là điều cần thiết. Trầm cảm là một loại bệnh của thời hiện đại, do đó nó còn nhiều mới mẻ. Thiếu hiểu biết hoặc hiểu sai về căn bệnh này làm cho người bệnh không tìm được niềm tin và kiến thức về bệnh dẫn đến thờ ơ với việc điều trị bệnh.

 

Chia xẻ với những người xung quanh về căn bệnh này với người thân, đặc biệt là bác sỹ của bạn. Nếu bạn có những người than mắc căn bệnh này, hãy động viên, an ủi họ, giúp họ vượt qua căn bệnh này.

 

Thời gian điều trị căn bệnh này khá lâu. Sau 15 ngày dung thuốc, bệnh nhân cảm thấy khá hơn rõ rệt. Sau 2 tháng điều trị, bệnh thấy sức khoẻ bình phục như thời gian trước khi mắc bệnh. Tuy nhiên theo các bác sỹ, để điều trị dứt hẳn căn bệnh này cần ít nhất là 6 tháng.

 

Theo các bác sỹ, mỗi người trong chúng ta hãy cố gắng tạo cho mình một cuộc sống hài hoá, vui vẻ, có như vậy các căn bệnh như stress, trầm cảm… sẽ không thể tấn công cuộc sống của chúng ta.

 

Dung Nhi

Theo Doctissimo

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]