Trầm cảm tuổi teen

GĐ&XH - Theo Tiến sĩ Trần Viết Nghị, Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần, Chủ tịch Hội Tâm thần học Việt Nam: “Cha mẹ cần quan tâm đến trẻ nhiều hơn”.

15.6102

Trầm cảm là gì?

Trầm cảm là một chứng rối loạn trong đó cảm giác buồn diễn ra rất mạnh và kéo dài từ 2 tuần trở lên. Ở  trẻ em, bệnh ảnh hưởng đến khả năng tập trung, giảm năng lượng và niềm tin, ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và có nguy cơ làm giảm sút nghiêm trọng khả năng học tập. Trầm cảm còn là nguyên  nhân tiềm ẩn của nguy cơ tự sát. Có tới 50% trường hợp tự sát xuất phát từ nguyên nhân bị trầm cảm.

Những dấu hiệu khi trẻ bị trầm cảm?

- Áo quần lôi thôi, vệ sinh thân thể kém, cử chỉ chậm chạp hoặc nóng nảy, giọng nói trầm, đơn điệu, tâm sự buồn.

- Âu lo thường xuyên cùng với sự sợ hãi lan rộng không rõ nguyên do.

- Khí sắc trầm, buồn, mất sự quan tâm thích thú, giảm khả năng tập trung chú ý, hay do dự, giảm vận động

- Giảm tính tự trọng và lòng tự tin, có cảm nghĩ không xứng đáng, nhìn về tương lai một cách ảm đạm, bi quan, có ý tưởng và hành vi tự sát

- Thay đổi trọng lượng cơ thể, dễ mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, ăn không ngon miệng, có khi xuất hiện các cơn vật vã

- Ngoài ra, bệnh trầm cảm có thể biểu hiện bằng các triệu chứng thực thể như nhức đầu, đau lưng, đau bụng, đau dạ dày, đau ngực, đánh trống ngực, tim đập nhanh...

 Các bậc cha mẹ làm gì khi trẻ có dấu hiệu trầm cảm

- Hiểu rõ những lo âu và cảm xúc của trẻ và thử tranh luận với trẻ về sự bình tĩnh. Dành thời gian nói chuyện với trẻ về tình trạng và những cảm xúc của con.

- Không phán xét, tránh khuyên can quá nhiều. Không xem thường các lo lắng của trẻ.

- Ở lại với con nếu bạn nghĩ rằng có nguy cơ trẻ tự làm tổn thương ngay lập tức, giúp trẻ có cảm giác hy vọng và được trợ giúp. Khẳng định giá trị của việc trẻ tham gia từ bỏ cảm xúc cô đơn, bất hạnh. Gợi ý rằng trẻ sẽ nhận được sự giúp đỡ sớm nhất có thể.

- Đề nghị các chuyên gia giúp đỡ. Các biện pháp thường được áp dụng là thay đổi điều kiện môi trường sống, có thể sử dụng thuốc chống trầm cảm (chỉ khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tâm thần và phải được theo dõi chặt chẽ).

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]