Trầm cảm và hoạt động thể lực

Trầm cảm là một dạng rối loại tâm thần thường gặp và ngày càng trở nên phổ biến, tỷ lệ mắc bệnh ở nhiều nước nằm trong khoảng từ 6-20%/số dân. Trầm cảm gây ra bởi sự kết hợp các yếu tố nguy cơ, yếu tố xã hội, tâm lý và sinh học.

15.578

Đọc E-paper

Bệnh nhân bị trầm cảm thường mắc kèm theo các bệnh thực thể khác, như bệnh tim mạch (là phổ biến nhất), mặc dù không có liên hệ rõ ràng bệnh thực thể gây trầm cảm hay ngược lại.

Tỷ lệ người mắc bệnh trầm cảm giữa các quốc gia rất khác nhau và phụ nữ bị trầm cảm nhiều hơn nam giới. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện có khoảng 350 triệu người mắc căn bệnh này trên toàn cầu.

WHO cũng đồng thời dự báo tới năm 2030, trầm cảm sẽ là một trong ba nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng ốm yếu, tàn tật trong cộng đồng. 

Trầm cảm gây đau khổ cho người mắc bệnh và là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hành động tự sát. Trầm cảm cũng khiến người mắc bệnh bị giảm khả năng làm việc và hoạt động xã hội. Chi phí điều trị bệnh thường rất tốn kém, ngay cả đối với thu nhập của người dân ở những nước phát triển.

Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy lối sống với hoạt động thể lực (HĐTL) tích cực có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc các triệu chứng trầm cảm.

Không những thế, HĐTL còn được áp dụng trong điều trị trầm cảm nhẹ và trung bình vì thực tế đã chứng minh lợi ích của HĐTL trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tâm thần.

Không những thế, HĐTL còn tác động tới các bệnh thực thể mà bệnh nhân trầm cảm mắc đồng thời. Do đó, bên cạnh việc sử dụng thuốc và liệu pháp tâm lý, HĐTL được tiến hành song song như một liệu pháp điều trị các rối loạn trầm cảm lâm sàng.

HĐTL liên quan đến sự thay đổi về hành vi. Khi bị trầm cảm, hành vi của người bệnh thường thụ động, tự cô lập. Bất kỳ HĐTL nào cũng có thể được sử dụng cho bệnh nhân trầm cảm.

Chẳng hạn, tập thể dục nhịp điệu hoặc chạy bộ với cường độ trung bình hoặc cao, tương đương 30-45 phút/ngày, 2 - 3 lần/tuần; tập các bài tập tăng cường sức mạnh, mỗi lần 8-10 bài tập, kéo dài 30-60 phút/ngày, 2-3 lần/tuần.

Thời gian tập luyện như vậy phải kéo dài tối thiểu 9 tuần mới có tác dụng nhất định. Việc HĐTL thường xuyên và đều đặn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm trạng của người bệnh, đồng thời nguy cơ tái phát của giai đoạn trầm cảm có thể giảm bớt thông qua những bài tập liên tục.

Lưu ý đối với những bệnh nhân bị rối loạn tâm thần gây ra chán ăn thì phải có hướng dẫn của bác sĩ trước khi tham gia tập luyện, hoạt động thể chất.

Những bệnh nhân nhẹ cân nên tránh hoạt động quá sức. Bệnh nhân trầm cảm có bệnh thực thể đi kèm cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ về mức độ, tần suất tập luyện.

Những dấu hiệu của bệnh trầm cảm
- Tâm trạng chán nản, theo ghi nhận chủ quan (cảm thấy buồn chán, trống rỗng) hoặc đánh giá khách quan (buồn bã, khóc lóc).
- Giảm đáng kể sự quan tâm hoặc ham thích trong toàn bộ hoặc hầu hết các hoạt động thường ngày, theo ghi nhận chủ quan hoặc đánh giá khách quan.
- Giảm cân (không ăn kiêng) hoặc tăng cân đáng kể (thay đổi trên 5% trọng lượng cơ thể trong một tháng), giảm hoặc tăng cảm giác ngon miệng.
- Rối loạn giấc ngủ (mất ngủ hoặc ngủ nhiều).
- Kích động tâm thần hoặc trở nên chậm chạp.
- Cảm giác mệt mỏi, mất sức.
- Cảm giác vô dụng, vô giá trị hoặc mặc cảm tội lỗi.
- Giảm khả năng tập trung, khả năng chú ý; thường hay do dự.
- Hay nghĩ đến cái chết (không chỉ sợ chết), có ý định hoặc hành vi tự sát.
Người mắc bệnh sẽ có 5 hoặc nhiều hơn các triệu chứng trên kéo dài trong hai tuần, trong đó phải bao gồm ít nhất một hoặc hai triệu chứng: tâm trạng chán nản hoặc mất hứng thú.
(Theo bảng Tiêu chuẩn hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần - DSM-IV đang được sử dụng trên  thế giới)

Thực phẩm chống trầm cảm

Nếu bị mệt mỏi, căng thẳng hoặc các triệu chứng khác liên quan đến trầm cảm, một thay đổi đơn giản trong chế độ ăn uống có thể là tất cả những gì bạn cần để khắc phục.

Vitamin B

Sự thiếu hụt vitamin B1 (thiamine), B3 (niacin), B5 (pantothenic acid), B6 (pyridoxine) và B12 ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể và gây ra các triệu chứng của trầm cảm. Các vi chất này có chức năng đẩy mạnh hệ thống miễn dịch, thúc đẩy trao đổi chất và cải thiện năng lượng. Thực phẩm giàu vitamin B bao gồm chuối, khoai tây, ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, trứng, đậu nành, các sản phẩm từ sữa, gà tây và cá ngừ.

Sắt

Sự thiếu hụt sắt có thể dẫn đến thiếu máu, gây tình trạng mệt mỏi và không có khả năng xử lý căng thẳng. Hai triệu chứng của thiếu chất sắt là khó chịu và trầm cảm. Thực phẩm giàu chất sắt bao gồm thịt nạc đỏ, như thịt bò, thịt cừu, thịt lợn và gan; các loại rau như măng tây, bông cải xanh, rau mùi tây, cải xoăn, bắp cải; và yến mạch, lúa mạch, đặc biệt ngũ cốc nguyên hạt.

Omega-3

Ăn những thực phẩm giàu omega-3 không chỉ giúp cơ thể chống lại trầm cảm mà còn giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, hen suyễn và viêm khớp dạng thấp. Nghiên cứu chuyên ngành cho thấy, chỉ cần một gam dầu cá mỗi ngày, có thể giảm 50% các triệu chứng như lo âu, rối loạn giấc ngủ, buồn lo không rõ nguyên nhân, giảm ham muốn tình dục. Các loại thực phẩm có chứa omega-3 gồm cá hồi, cá bơn, cá ngừ, đậu phụ và bí.

Magiê

Thiếu hụt magiê cũng sẽ dẫn đến tình trạng trầm cảm. Thực phẩm có nhiều chất magiê bao gồm cá, lúa mạch, atisô, kiều mạch, cám yến mạch, hạnh nhân, hạt điều, hạt thông, đậu đen, đậu trắng, bột ngô, rau bina, cà chua, bí ngô hạt và đậu nành.

Bắp cải có chứa Vitamin C và acid folic, có khả năng chống nhiễm trùng, stress và bệnh tim cũng như nhiều loại bệnh ung thư khác. Bắp cải cũng giúp ổn định lượng đường trong máu. Nước ép bắp cải được xem là một phương thức chữa trị viêm loét dạ dày.
Ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch có chứa axit folic, acid pantothenic và vitamin B6 và B1, làm giảm cholesterol, làm dịu đường tiêu hóa và giúp tránh lượng đường trong máu thiếu hụt và bị đốt cháy có thể dẫn đến thay đổi tâm trạng. Tránh ăn các loại ngũ cốc tinh chế như bột mì trắng.

THIỆN THANH (sưu tầm)

TS. JILL TABUE
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]