Trẻ bị bắt nạt rất dễ bị trầm cảm

Trẻ bị bắt nạt rất dễ bị trầm cảm. Các nghiên cứu cho thấy trẻ em bị bắt nạt ở tuổi 13 tăng gấp đôi nguy cơ bị bệnh trầm cảm khi lớn lên.

0

Nguyên nhân gây trầm cảm ở trẻ

Theo giải thích của tiến sĩ, nhà tâm lý học Sally Wooding ở Sydney (Úc), trầm cảm có thể gây ra bởi các yếu tố sinh học, do sự mất cân bằng các chất hóa học trong não, báo Thanh niên đưa tin.

Và mặc dù có tính chất di truyền, nhưng không có nghĩa gia đình có người mắc bệnh trầm cảm thì đứa trẻ khi lớn lên cũng trở thành nạn nhân, Wooding cho biết thêm.

Chứng kiến những sự việc đau buồn trong cuộc sống như: kinh tế gia đình lâm vào cảnh khó khăn, sự ra đời của một thành viên mới, chuyển đổi môi trường sống, cái chết của người thân hay việc ly thân của cha mẹ có thể gây ra tình trạng này ở trẻ.

Nếu nghĩ rằng trẻ đang bị trầm cảm, việc can thiệp sớm là rất quan trọng bởi bạn không chỉ rút ngắn được thời gian điều trị mà còn làm giảm mức độ nghiêm trọng cũng như ngăn không cho bệnh quay lại, tiến sĩ Wooding chia sẻ.

Trẻ bị bắt nạt lớn lên dễ trầm cảm

Một nghiên cứu mới công bố trên Asiaone cho thấy trẻ em bị bắt nạt ở tuổi 13 tăng gấp đôi nguy cơ bị bệnh trầm cảm khi lớn lên. Gần 15% những đứa trẻ bị bắt nạt hàng ngày có dấu hiệu của bệnh tâm thần khi đến tuổi 18. Trong khi con số này là 5,5% ở nhóm trẻ không bị bắt nạt, Vnexpess cho biết.

Theo các chuyên gia, vấn nạn bắt nạt ở tuổi thiếu niên là nguyên nhân gây ra 1/3 trường hợp trầm cảm ở tuổi trưởng thành. Mặc dù nghiên cứu chưa thể chứng minh nguyên nhân và hậu quả cụ thể, song kết quả cho thấy việc bị bắt nạt là yếu tố quan trọng dẫn đến chứng trầm cảm.

Thời gian qua, số ca bệnh trầm cảm tăng nhanh cả ở trẻ em lẫn người lớn. Những công trình khảo sát trước đó cho thấy có mối liên hệ giữa trầm cảm và tình trạng bị bắt nạt, song quy mô nghiên cứu còn nhiều hạn chế.

Trẻ bị bắt nạt lớn lên dễ bị trầm cảm

Gần đây một nhóm nhà khoa học, đứng đầu là Giáo sư Lucy Bowes của Đại học Oxford, thực hiện một nghiên cứu quy mô lớn để tìm ra mối liên hệ giữa việc bị bạn bè bắt nạt ở độ tuổi vị thành niên và chứng trầm cảm khi đến tuổi trưởng thành.

Trong dự án nghiên cứu sức khỏe dài hơi hướng đến đối tượng phụ huynh và trẻ em (ALSPAC) với 3.898 người tham gia, các nhà khoa học nhận thấy có sự liên quan khá rõ giữa tình trạng bị bắt nạt ở tuổi 13 và chứng trầm cảm ở tuổi 18. Những người tham gia được yêu cầu hoàn thành một bảng hỏi về tình trạng bị bắt nạt khi 13 tuổi, sau đó điền vào bảng đánh giá mức độ trầm cảm.

Kết luận được công bố trên trang The BMJ, cho thấy 683 thanh thiếu niên đã báo cáo về việc thường xuyên bị bắt nạt hơn một lần mỗi tuần ở tuổi 13. Kết quả đánh giá mức độ trầm cảm ghi nhận gần 15% những người này bị trầm cảm khi đến tuổi 18.

Nhiều nghiên cứu trước đây còn cho thấy, những đứa trẻ bị bắt nạt có nguy cơ cao mắc bệnh béo phì, đột quỵ và đau tim sau này. Nếu chấm dứt nạn bắt nạt ở tuổi vị thành niên thì số lượng người thừa cân sẽ giảm khoảng 12%.

Những người ở độ tuổi 40 bị bắt nạt lúc dưới 12 tuổi thường béo hơn và trong máu có nồng độ hóa chất liên quan đến bệnh tim cao hơn. Tình trạng bị bắt nạt trong qua khứ cũng gắn liền với các vấn đề về thần kinh như trầm cảm và nghiện rượu về sau.

Thống kê cũng ghi nhận trong số 1.446 em 13 tuổi bị bắt nạt từ một đến 3 lần trong 6 tháng thì hơn 7% bị trầm cảm ở tuổi 18. Con số này ở nhóm không bị bắt nạt chưa đến 5,5%. Theo các nhà khoa học, ngoài yếu tố bị bắt nạt còn có một số nguyên nhân khác dẫn đến trầm cảm như các vấn đề về thần kinh và hành vi ứng xử, sự áp đặt của gia đình và các vấn đề căng thẳng trong cuộc sống.

Khi bị bắt nạt, thậm chí bị đánh, hầu hết trẻ không dám nói với giáo viên hoặc cha mẹ mà chia sẻ với một người khác. Điều này cho thấy tỷ lệ trầm cảm ở người trẻ tuổi tăng lên là kết quả của những kỳ vọng cao từ phía cha mẹ và người thân, đại diện nhóm nghiên cứu nhận xét.

Giáo sư Bowes cho biết mặc dù đây là một nghiên cứu quan sát và chưa thể kết luận về nguyên nhân và hậu quả cụ thể, song những biện pháp can thiệp để giảm bớt nạn bắt nạt học đường có thể giúp giảm tỷ lệ bệnh trầm cảm trong tương lai.

Tiến sĩ Maria Ttofi, Đại học Cambridge đã viết bài bình luận về nghiên cứu này cho rằng cần phải gửi thông điệp đến các bậc cha mẹ và nhà trường nhằm xóa bỏ nạn bắt nạt trẻ vị thành niên. Bà cũng kêu gọi cần có thêm nhiều nghiên cứu quy mỗ lớn hơn nữa để xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bắt nạt và bệnh trầm cảm, đồng thời có những giải pháp can thiệp cụ thể để giảm thiểu số nạn nhân của vấn nạn bắt nạt.

Đối phó với chứng trầm cảm ở trẻ

Nên đọc

Phát hiện sự thay đổi trong hành vi

Theo Bodyandsoul, một số trẻ nói cho bạn biết cảm xúc của chúng, trong khi đó, nhiều trẻ thì không, có thể do xấu hổ hoặc khó khăn trong việc tìm kiếm từ ngữ để diễn tả suy nghĩ của mình. Nếu trẻ không thể hoặc không bao giờ tiết lộ cảm xúc, bạn hãy bắt đầu chơi trò thám tử để tìm hiểu, thông qua việc quan sát những thay đổi trong hành vi của trẻ.

Chẳng hạn thói quen ăn uống (ăn quá nhiều, tăng cân, không quan tâm đến thức ăn, sụt cân), khó chịu, giận dữ, thù địch đối với người khác, rối loạn dạ dày, đau đầu, thay đổi tư thế ngủ, mất ngủ, ngủ quá nhiều, hoặc gặp ác mộng thường xuyên, đái dầm, thiếu tập trung, tự ti, ghê tởm bản thân…

Tiến sĩ Wooding giải thích nếu trẻ đang nói về cái chết hoặc có suy nghĩ tự hủy hoại bản thân, hãy nhanh chóng tìm sự giúp đỡ ngay lập tức, trước khi tình hình trở nên tồi tệ.

Tìm kiếm sự giúp đỡ

Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy thất vọng và bất lực khi phát hiện những dấu hiệu bất thường ở trẻ. Nếu nghĩ trẻ có thể bị trầm cảm, việc đầu tiên là cần tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ. Bác sĩ sẽ thảo luận về các triệu chứng của trẻ và hỏi xem việc đó đã xảy ra trong bao lâu để từ đó đưa ra phương pháp điều trị thích hợp, tiến sĩ, bác sĩ nhi khoa David Thomas ở TP Adelaide (Úc), cho biết.

Sau khi tham khảo ý kiến của bác sĩ, con bạn có thể được kê toa thuốc chống trầm cảm. Cũng có thể con bạn cần sự giúp đỡ của một nhà tâm lý học trẻ em, và phương thức điều trị chủ yếu tập trung vào các hình thức quản lý hành vi. Tiến sĩ Wooding nói, liệu pháp nhận thức hành vi được cho là cực kỳ hiệu quả.

Học tập khả năng phục hồi cảm xúc

Để giúp trẻ đối phó trước những thách thức của cuộc sống và rèn luyện bản lĩnh khi đối mặt với nghịch cảnh, điều quan trọng là để trẻ hiểu được cảm xúc buồn bã là chuyện bình thường. Hãy cho trẻ thời gian để nguôi ngoai, đồng thời động viên trẻ rằng nỗi buồn sẽ không kéo dài mãi mãi.

Sau đó, dạy trẻ biết tầm quan trọng của trẻ trong cuộc sống, khuyến khích trẻ nói về nỗi sợ hãi cũng như mối quan tâm của trẻ là gì. Dành thời gian trò chuyện cùng trẻ cũng như biết cách lắng nghe và ghi nhận tất cả cảm xúc của trẻ dù tốt hay xấu.

Tiến sĩ Havighurst cho biết trẻ em thể hiện cảm xúc theo những cách khác nhau, vì vậy đừng cố gượng ép hay bắt buộc trẻ khi trẻ chưa muốn nói.

Thuốc tham khảo: Calcium STADA 500mg

Chỉ định:

- Loãng xương có nguồn gốc khác nhau (mãn kinh, người lớn tuổi, điều trị bằng Corticosteroid, cắt dạ dày hoặc bất động).

- Phòng ngừa tình trạng giảm sự khoáng hóa xương ở giai đoạn tiền và hậu mãn kinh.

- Điều trị hỗ trợ trong còi xương và nhuyễn xương.

Mỹ Linh

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]