Trẻ bị bỏng - cần làm gì?

Do trẻ thiếu nhận thức đối với các mối nguy hiểm, động tác điều khiển còn kém nên các sự cố ngoài ý muốn rất dễ xảy ra, thường gặp nhất là bỏng.

0

Những kỹ năng cần có

Ngoài việc phải quan sát trẻ cẩn thận ra, việc xử lý kịp thời khi trẻ bị bỏng cũng quan trọng không kém. Dưới đây là những lưu ý cụ thể hữu ích cho các phụ huynh đối phó sự cố này một cách chính xác nhất.

Lập tức đến bệnh viện nếu:

Một cánh tay hoặc cả đùi bị bỏng.

Bỏng các phần quan trọng như phần đầu, phần khớp, phần xương chậu.

Bỏng sâu vào trong da.

Trẻ bị hôn mê, thở gấp.

Cách xử lý: Khi tình hình nguy cấp nên dùng khăn bông ướt hoặc gạc đã qua khử trùng lau thân thể của trẻ sạch sẽ và lập tức đưa đến viện.

Dùng nước lạnh rồi mới đưa trẻ đi viện nếu:

Khi trẻ bị bỏng một phần ở bàn tay.

Da có rất nhiều bọng nước.

Bị bỏng ở nhiệt độ thấp hoặc bỏng thảm điện.

Cách xử lý: Trước tiên ngâm nước lạnh 20-30 phút phần thân thể trẻ bị bỏng, sau đó mới đưa trẻ tới bệnh viện.

Chỉ cần theo dõi tại nhà nếu:

Trẻ bị bỏng dưới 10%diện tích của cơ thể

Nếu diện tích bị bỏng chỉ bé bằng đồng xu, trẻ có khóc lóc thế nào thì cũng không đáng sợ. Bạn có thể ngâm phần bị bỏng vào nước lạnh. Nếu xuất hiện bọng nước ở xung quanh phần bị bỏng nên dùng gạc băng chỗ bị bỏng lại, sau đó tiếp tục quan sát tình hình.

Ngâm nước lạnh là then chốt

Nước lạnh là vũ khí hữu dụng nhất trong việc xử lý các tình huống bỏng ở trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần trang bị những kỹ năng cần thiết để ứng phó trong từng tình huống cụ thể dưới đây:

1. Bỏng ở mặt hoặc bỏng ở đầu: Nếu khó trực tiếp dùng nuớc để ngâm hay rửa bạn có thể dùng khăn xô, khăn bông nhúng nuớc hoặc gối lạnh để chườm lạnh. Sau đó kiểm tra xem quần áo của trẻ có bị ướt không? Lưng hay các phần khác có bị bỏng không?

2. Bỏng ở chân tay: Dưới dòng nuớc chảy không ngừng hoặc sau khi cho đã vào chậu nước, ngâm phần trẻ bị bỏng vào nuớc khoảng 20-30 phút. Nếu sau khi tiếp xúc với nước mà trẻ khóc lớn, có thể thử lấy khăn bông lau cho trẻ.

3. Bỏng trong miệng: Đầu tiên cho trẻ uống nuớc lạnh hoặc nước quả. Nếu trẻ không uống được có thể dùng khăn xô đã thấm nuớc cho trẻ ngậm trong miệng. Làm như vậy có thể tránh cho trẻ tiếp xúc vào chỗ bị bỏng.

4. Bỏng toàn thân (nếu mặc quần áo): Lúc này, nếu cởi quần áo cho trẻ, da của trẻ sẽ bị tổn thương, xuất hiện hiện tượng lột da gây đau đớn. Cho nên tốt nhất khi trẻ đang mặc quần áo dùng nước lạnh xối vào chỗ bỏng, chú ý nước không được chảy quá mạnh.

Theo Ngọc Liên - Sức khỏe gia đình

15.6051--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]