Trẻ bị gãy xương, điều trị thế nào để không bị dị tật?

Em bé của mình được 9 tháng tuổi không may bị ngã. Mình đi chụp X - quang kết quả gãy đứt xương đòn, 1/3 phía bên trong.

15.6

Bác sĩ ở tỉnh cho uống thuốc Zedcal calcium ngày một muỗng, cho bé đeo dây đỡ tay lên và nói sau 20 ngày xương sẽ liền và bình phục.

Vì là bé gái nên chúng tôi sợ sau này bé để lại di chứng như bị lệch vai, để lại dị tật ảnh hưởng tới tương lai của bé.

Xin cho biết với phương pháp điều trị như vậy có khả quan và bé lớn lên có phát triển bình thường không?
 
 (Bạn đọc)
>>  

ThS.BS Tăng hà Nam Anh:

Gãy xương đòn hay gặp ở trẻ em. Xương gãy hay bị di lệch nên thông thường bố mẹ cháu rất sợ. Thật ra bộ xương trẻ em có khả năng tự liền rất cao đồng thời khả năng tự sửa chữa rất tốt.

Trẻ càng nhỏ khả năng tự sửa chữa càng lớn, do vậy có nhiều khi bố mẹ thấy con bị gãy xương mà bác sĩ chỉ nắn sơ sơ rồi cho về. Các di lệch gần như bộ xương trẻ em đều tự chỉnh sửa được ngoại trừ di lệch xoay. Do đó các bác sĩ sẽ tập trung vào chỉnh di lệch xoay để tránh di chứng về sau, các di lệch khác tự bộ xương sẽ sửa chữa.

Trở lại xương đòn. Đây là loại gãy xương mà hay bị di lệch. Tuy nhiên là loại gãy rất dễ lành, nhất là khi được điều trị bảo tồn. Các di lệch xương đòn rất khó nắn và rất khó giữ sau khi nắn do đó thông thường các bác sĩ chỉ cố định tạm thời chờ xương lành.

Bản thân việc cố định xương đòn cũng rất khó khăn do vị trí của nó. Con bạn còn bé nên xương đòn sẽ tự lành và tự sửa chữa. Bạn không nên lo lắng về nó. Sau một tháng xương sẽ lành, sau 1-2 năm xương sẽ về bình thường.
 
AloBacsi.vn (Theo Tuổi trẻ)
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]