Trẻ bị rôm sảy: Mẹ chăm sóc ở nhà như thế nào?

Ngoài việc cho trẻ mặc thoáng mát, cha mẹ nên chú trọng đến việc bôi thuốc và áp dụng một số biện pháp dân gian.

15.6061

Trẻ bị rôm sảy thường nổi tập trung ở những vùng da có nhiều mồ hôi như lưng, ngực, trán, cổ. Do trong những ngày thời tiết nóng bức, mồ hôi trẻ tiết ra nhiều, không thoát hết sẽ ứ đọng trong các ống bài tiết trên da, khi bị bụi bịt kín, làm da nổi các nốt viêm làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Mời các bà mẹ tham khảo thêm kinh nghiêm điều trị rôm sẩy cho bé trong mùa hè nắng nóng.

Vệ sinh – tắm rửa

Theo Phụ nữ số, mẹ nên tắm nước mát (không dùng nước ấm hay nóng) cho trẻ. Nếu bị rôm sảy, tại vùng da khu trú có thể đắp khăn ướt cho da được “mát”. Dùng sữa tắm dịu-nhẹ có độ pH trung tính hay acid nhẹ (pH= 4,5-6,5) hay nước sạch. Sau khi tắm, lau khô trẻ bằng khăn tắm mềm, mịn, chất liệu cotton thấm hút tốt và không chà mạnh lên da bé.

Trẻ bị rôm sảy có thể chữa trị trong quá trình tắm cho trẻ

Nếu tắm nước lá, trước khi tắm, phụ huynh nên tắm trước cho trẻ bằng sữa tắm theo cách tắm thông thường. Do nước lá không có khả năng hòa tan chất nhờn trên da, nên bố mẹ chỉ dùng nước lá để tắm trắng cho trẻ được thôi.

Không được vắt quá nhiều chanh vào nước tắm của bé. Bố mẹ nên cho một lượng vừa phải với tỷ lệ hợp lý, vì trong chanh có hàm lượng axit cao sẽ làm cho da bé bị kích ứng, tổn thương.

Việc ăn mặc và chế độ dinh dưỡng

Theo Xã luận, nên cho trẻ mặc những quần áo bằng chất liệu mỏng, rộng rãi và nhạt màu. Tốt nhất là nên chọn các loại sợi tự nhiên, thấm mồ hôi và tránh các loại vải dày, vải nylon bí mồ hôi.

Khi đưa trẻ ra ngoài, nên cho mặc áo chống nắng, đeo kính râm, đội mũ rộng vành, đeo khẩu trang và thoa kem chống nắng cho trẻ.

Khuyến khích trẻ uống đủ nước, ăn nhiều các vitamin có trong rau xanh, trái cây tươi và hạn chế các thức ăn quá ngọt như: chocolate, kẹo bánh…

Không cho trẻ uống bất cứ loại kháng sinh nào khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

Cách chọn phấn rôm

Chọn phấn rôm đảm bảo chất lượng. Việc bôi, chấm phấn rôm lên vùng da bị rôm sảy sau khi tắm sẽ làm dịu cơn ngứa của bé, góp phần điều trị hiệu quả tình trạng rôm sẩy.

Tuy nhiên, do trên thị trường có rất nhiều loại phấn rôm với thành phần, liều lượng, nhãn mác khác nhau, nên các mẹ cần cân nhắc chọn những sản phẩm tốt, có thương hiệu và uy tín rõ ràng để tránh gây “tác dụng ngược” cho bé như làm bé bị dị ứng, bị viêm da,v.v…

Tạo môi trường thoáng mát cho trẻ

Khi cùng bé phòng chống tình trạng rôm sảy, các mẹ nên cố gắng tạo môi trường thông thoáng, mát mẻ cho bé. Ngoài việc chọn quần áo bằng chất liệu cotton thấm hút mồ hôi tốt; thường xuyên tắm cho bé; chườm lạnh hoặc dùng khăn lạnh lau người bé khoảng 4 – 5 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 5 – 10 phút.

Tạo môi trường thoáng mát cho bé như sử dụng quạt, máy điều hòa với nhiệt độ thích hợp v.v…, các mẹ nên chú trọng đến việc chống nắng cho bé khi đi ra ngoài bằng mũ, nón rộng vành vì ánh nắng sẽ tạo điều kiện cho rôm sẩy phát triển hơn.

Tránh những nơi đông đúc, ngột ngạt, nơi nóng bí gió. Quần áo, tã lót dùng loại vải sợi, mỏng, rộng thoáng, thấm mồ hôi, không dùng các loại sợi tổng hợp, bí mồ hôi. Nếu cơ thể không bị nóng, hạn chế tiết mồ hôi thì rôm sảy có thể mất đi nhanh chóng.

Chế độ ăn uống cho bé bị rôm sảy

Để chống mệt mỏi và giải nhiệt cho cơ thể, khi bị rôm sảy các mẹ nên cho bé uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây tươi như bơ, cam, chanh, quýt…

Ngoài ra các món chè đậu xanh, đậu đỏ cho ít đường, ăn bột sắn dây chín và uống thêm nước rau má sẽ làm mát cho cơ thể của bé. Tuyệt đối không cho bé uống đá hoặc những trái cây để ở ngắn đá quá lạnh có thể làm bé bị viêm họng.

Các loại thuốc bôi

Theo Ban CNTT Bệnh viện Da liễu Trung ương, trường hợp da bị viêm nhiều, lâu khỏi cần bôi kem có corticoid nhẹ, trong kem có thể có kháng sinh chống nhiễm khuẩn, tuy nhiên nên đi khám bác sĩ để được chỉ định đúng, tránh các biến chứng xảy ra và đặc biệt không nên lạm dụng thuốc. Bôi các loại mỡ, thuốc mỡ kháng sinh không những làm cho da bị bít mà còn có thể gây dị ứng.

-  Khi có nhiễm trùng nang lông với biểu hiện các mụn mủ, mụn to cần bôi cồn iod hữu cớ như betadin nhiều lần trong ngày.

-  Vitamin c liều cao giúp cho giảm bệnh và giảm tổn thương tuyến mồ hôi.

-  Rôm sâu có nguy cơ gây hủy hoại tuyến mồ hôi làm mất khả năng tiết mồ hôi, có thể dùng isotretinoin dưới sự chỉ định chặt chẽ của bác sĩ.

Chữa trị bằng bài thuốc dân gian

Ngoài ra, có thể dùng một số bài thuốc dân gian như: mướp đắng, lá dâu tằm,… để tắm hoặc xát lên các vết rôm cho trẻ. Trong quá trình tắm cho trẻ, tránh gãi mạnh vào những vùng bị rôm, dễ gây trầy xước dẫn đến nhiễm trùng da.

Sau khi tắm xong, dùng khăn bông nhẹ nhàng lau khô người, sau đó bôi cho trẻ loại kem có thành phần hydrocortisone hoặc acid salicylic có tác dụng làm khô bề mặt da, se lỗ chân lông, trị rôm sảy.

Trong dân gian có nhiều loại thuốc hay để điều trị rôm sảy ở trẻ, tuy nhiên, nếu không áp dụng đúng phương pháp, các mẹ có thể làm cho tình hình rôm sẩy của bé nặng hơn, có khi dẫn đến viêm nhiễm da, nhiễm trùng máu.

Theo An Nguyên - Gia đình Việt Nam

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]