Trẻ bị suy dinh dưỡng, cha mẹ nên làm gì?

Trẻ bị suy dinh dưỡng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý một số việc sau đây để bảo vệ con.

15.5953

Trẻ bị suy dinh dưỡng thường ở độ tuổi dưới 3 tuổi, vì lứa tuổi này hệ xương đang phát triển nhanh và cần đủ dưỡng chất (canxi và vitamin D) còi xương không xảy ra riêng lẻ mà đi kèm với suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A, thiếu máu. Trẻ suy dinh dưỡng thường hay rối loạn hấp thu các chất, kể cả vitamin D và muối khoáng; đồng thời thiếu hụt enzym chuyển hóa vitamin D.

Vì vậy, khi trẻ bị suy dinh dưỡng, cha mẹ cần làm một số việc sau đây:

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ ăn uống của trẻ hết sức quan trọng bởi đây là nguồn bổ sung dưỡng chất chủ yếu cho trẻ. Vì vậy trong các bữa ăn của trẻ mẹ cần bổ sung cho trẻ các loại thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng như: thịt, cá, trứng, rau xanh,…

Chú ý làm phong phú thực đơn của bé và cách chế biến thức ăn để bé có thể nhận được đầy đủ dưỡng chất. Có thêm các bữa phụ để trẻ được bổ sung đủ dưỡng chất, đặc biệt là đối với trẻ biếng ăn.

Cần xóa bỏ quan niệm cho trẻ ăn xương ống, xương chân gà sẽ chống được còi xương.

Bổ sung vitamin và khoáng chất

- Cho trẻ tắm nắng hàng ngày: để chân, tay, lưng, bụng trẻ lộ ra ngoài từ 10 -15 phút lúc buổi sáng (trước 9 giờ). Về mùa đông không có ánh nắng cho trẻ đi tắm điện ở khoa vật lý liệu pháp tại các bệnh viện.

- Cho trẻ uống thêm các chế phẩm có canxi như: canxi B1 - B2 - B6: 1 - 2 ống/ngày, trẻ lớn có thể ăn cốm canxi 1 - 2 thìa cà phê/ngày.

- Cho trẻ bú mẹ, ăn bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi: sữa, cua, tôm, cá trong các bữa ăn hàng ngày.

Thêm dầu mỡ vào món ăn của bé

Vì dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm. Mỗi chén bột, cháo hoặc cơm của trẻ cần có một muỗng canh dầu hoặc mỡ. Hơn nữa, dầu mỡ cũng là dung môi giúp bé hấp thụ được các loại vitamin tan trong dầu như E, D.

Nấu cháo đặc cho bé

Vì nếu nấu loãng, bé có cảm giác ăn nhiều hơn, nhưng lại chỉ là nhiều nước, trong khi năng lượng sẽ thấp. Tuy nhiên nấu đặc quá sẽ khiến trẻ khó ăn, mẹ nên nấu đặc vừa phải và chú ý chuẩn bị mùi vị hấp dẫn cho món ăn để bé dễ ăn hơn.

Ăn thêm bữa phụ

Bữa phụ nên được bắt đầu trước bữa ăn chính khoảng 2 tiếng. Đây cũng có thể là lúc để trẻ ăn bù cho bữa ăn chính ít trước đó. Một số thực phẩm tốt cho trẻ như sữa, sữa chua, hoa quả. Nhất là bữa ăn phụ trước khi đi ngủ sẽ giúp trẻ ngủ thẳng giấc và ngủ ngon hơn. Tuy nhiên mẹ nhớ không nên cho trẻ ăn quá nó trước khi ngủ.

Mỗi ngày trẻ nên được ăn từ 5 - 6 bữa thay vì chỉ ăn 3 bữa. Khi chia nhỏ bữa ăn như vậy, trẻ không có cảm giác phải ăn nhiều mỗi bữa hay cố ép ăn.

Thiết lập thói quen sinh hoạt hợp lý

Ở bất kỳ độ tuổi nào thì việc sinh hoạt hợp lý cũng là cần thiết. Các bậc cha mẹ nên cho trẻ thường xuyên được vận động và tiếp xúc với không khí ngoài trời nhằm tăng cường khả năng đề kháng cũng như sức khỏe cho trẻ.

- Tắm rửa thường xuyên cho trẻ bằng nước sạch (vào mùa hè). Giữ ấm cho trẻ, tránh gió lùa (vào mùa đông, khi tắm gội…) để tránh nhiễm lạnh, viêm đường hô hấp.

- Giữ quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng.

- Giúp trẻ có thói quen giữ gìn răng miệng sạch sẽ, không ăn nhiều đồ ngọt để tránh các bệnh sâu răng, viêm lợi.

- Giữ tay sạch: tạo thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, cắt móng tay cho trẻ. Không để trẻ lê la dưới đất bẩn.

Không cho trẻ mút tay, không quệt tay bẩn lên mặt, không đưa đồ vật, đồ chơi bẩn lên miệng để tránh các bệnh giun sán.

Theo An Nguyên - Gia đình Việt Nam

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]