Trẻ có giấc ngủ sâu sẽ có trí nhớ tốt

Theo nghiên cứu, những trẻ có giấc ngủ sâu có trí nhớ tốt hơn, phản ứng nhanh trước các bài tập quan sát hơn trẻ ngủ thiếu giấc.

15.5939

Trẻ ngủ càng sâu, trí nhớ́ càng lâu

Phụ nữ Online cho biết, theo nghiên cứu do Đại học Sheffield của Anh thực hiện với 216 trẻ dưới 12 tháng tuổi đã chỉ ra, những trẻ có giấc ngủ sâu có trí nhớ tốt hơn, phản ứng nhanh trước các bài tập quan sát hơn trẻ ngủ thiếu giấc. Theo các chuyên gia, giấc ngủ trong những năm đầu đời, đặc biệt là năm đầu tiên của trẻ quan trọng hơn bất cứ độ tuổi nào.

Cũn theo Healthplus.vn, trong nghiên cứu này, các nhà khoa học quan sát các nhóm trẻ ngủ sâu, ngủ vừa, ngủ ít và thậm chí là không ngủ. Các bé được làm quen những bài tập quan sát màu sắc đơn giản. Những trẻ có giấc ngủ tốt thì phản ứng rất nhanh, nhớ lại khá kỹ những vật dụng chúng đã nhìn thấy.

Ngược lại, những trẻ ít ngủ hoặc không ngủ thì dường như không nhớ được những gì chúng được cho xem trước đó không lâu.

(Ảnh minh họa)

TS.BS Jane Herbert - Khoa Tâm lý học của Đại học Sheffield cho biết: “Trẻ ngủ sau khi học thì khi dậy sẽ nhớ lại rất tốt những gì đã học. Trẻ không ngủ thì khó có thể nhớ những gì đã được học”.

Đây là lý do mà vì sao chúng ta nên đọc sách cho trẻ nghe hoặc luyện những bài tập tư duy cùng trẻ trước khi trẻ đi ngủ. Khi thức dậy, nếu nhắc lại thì trẻ sẽ dễ dàng nhớ lại hơn.

Các nhà khoa học tin rằng những giấc ngủ ngắn ban ngày cũng rất quan trọng trong việc giúp tăng cường trí nhớ của bé.

TS.BS Derk Jan Dijkk - Đại học Surrey của Anh lưu ý rằng: “Cần chú ý không phải lúc nào cũng cho trẻ học trước khi đi ngủ. Có những lúc trẻ quá buồn ngủ thì việc ưu tiên là cho trẻ đi ngủ vì trẻ sẽ không tiếp thu được thêm gì nếu trong trạng thái không đủ tỉnh táo”.

Các nghiên cứu tiếp theo sẽ xem xét liệu giấc ngủ không chỉ giúp tăng cường số lượng tế bào não của trẻ hay không và chất lượng của trí nhớ và chất lượng giấc ngủ của trẻ có liên quan như thế nào.

Tham khảo thuốc: Vitamin B9

Việc bổ sung acid folic phải được thực hiện dưới sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ trong điều trị thiếu máu ác tính nguyên hồng cầu khổng lồ. Vì triệu chứng thiếu acid folic dễ che lấp triệu chứng thiếu hụt B12 nên thường người ta dùng B12 trước để điều trị thiếu máu ác tính, nếu không hiệu quả sẽ chuyển sang dùng acid folic.

Tú Liên

Nên đọc

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]