Trẻ khóc đêm phải làm sao?

Trẻ khóc đêm là hiện tượng phổ biến và cũng là nỗi ám ảnh của nhiều ông bố, bà mẹ trẻ. Điều quan trọng là các bà mẹ cần phân biệt hiện tượng khóc đêm với khóc do bệnh lý ở trẻ.

0

Trẻ khóc đêm hay khóc dạ đề là gì?

Theo Đông y, hiện tượng khóc đêm thường xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, gọi là chứng "Tiểu nhi dạ đề". Mỗi khi đêm đến là trẻ bắt đầu khóc, trăn trở khó chịu, ngủ không yên, hoặc trẻ đang ngủ yên thỉnh thoảng bỗng giật mình, tỉnh dậy, khóc thét.
Phần nhiều trẻ khóc từng đợt, lúc khóc lúc ngừng, nhưng cũng có trường hợp trẻ khóc lè nhè suốt cả đêm. Khi trời sáng thì trẻ hết khóc và bắt đầu thiếp vào giấc ngủ.

Trẻ khóc đêm là hiện tượng phổ biến ở trẻ dưới 6 tháng tuổi (ảnh minh họa)

Còn theo y học hiện đại, hiện tượng khóc đêm thường xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi do tăng nhu động ruột. Bình thường nhu động ruột điều hòa không đau, nhưng đột nhiên vì một yếu tố nào đó làm nhu động ruột tăng lên, không đều, gây đau bụng dữ dội làm cho trẻ khóc, hết cơn thì thôi.
Thời gian khóc thường kéo dài từ 5 phút đến 30 phút và có thể lặp lại hằng đêm, ban ngày trẻ vẫn ăn và ngủ tốt. Cơn khóc có thể rất dữ dội nhưng không nguy hiểm. Khi trẻ hơn 6 tháng tuổi, nhu động ruột hoàn chỉnh, trẻ sẽ trở lại bình thường.

Trẻ khóc đêm phải làm sao?

Không một đứa trẻ sơ sinh nào lại ngoan ngoãn ngủ ngon lành đến sáng cả, vì xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau như: trẻ đói bụng, trẻ tè dầm, nằm mơ, hay giật mình, muốn chơi với mẹ, không phân biệt được ngày đêm hoặc là do một mầm bệnh nào đó đang hành hạ trẻ.

Theo tạp chí “AERA with BABY”, một trong những tạp chí hàng đầu về chăm sóc, nuôi dạy trẻ từ 0-3 tuổi của Nhật, đối với trẻ nhỏ giấc ngủ rất quan trọng vì đó còn là thời gian giúp bộ não phát triển và nuôi dưỡng cơ thể.

- Bước đầu tiên giúp bé có giấc ngủ ngon đó là hãy điều chỉnh nhiệt độ cơ thể cho bé trước khi ngủ. Khi nhiệt độ cơ thể giảm 1 độ C thì cơ thể sẽ cảm thấy buồn ngủ vì thế tốt nhất hãy tắm cho bé trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng, hoặc là sau bữa ăn dặm, sau khi bú nếu không phải trời lạnh thì mẹ có thể dùng quạt tay quạt nhẹ cho bé để dụ bé vào giấc ngủ. Cha mẹ hãy dựa vào hoàn cảnh và điều kiện thời tiết để áp dụng phương pháp này.

- Bước thứ hai là điều chỉnh ánh sáng. Sau khi sinh được 5 ngày trẻ sơ sinh đã có thể phân biệt được ngày và đêm. Dưới ảnh hưởng ánh sáng mặt trời thì tự khắc đồng hồ sinh học trong cơ thể bé sẽ hoạt động. Chính vì thế dưới môi trường ánh sáng mà cha mẹ điều chỉnh bé sẽ bắt đầu hình thành nhịp sinh hoạt có quy tắc. Nếu cha mẹ tạo thói quen mở rèm lúc 6-7 giờ sáng để bé quen ánh nắng buổi sớm, cho bé đi dạo lúc 8-9 giờ để bé tắm nắng (tùy theo mùa có thể điều chỉnh thời gian này), giấc ngủ trưa hãy để ánh sáng ban ngày và tiếng ồn thay vì kéo rèm để bé không bị nhầm với buổi tối, còn buổi tối khoảng 8 giờ để phòng ngủ giảm ánh sáng và ru bé ngủ. Nếu như ngay từ khi bé mới sinh ra đã được luyện thói quen phân biệt được ngày đêm qua sự điều chỉnh về ánh sáng như này thì tự khắc đồng hồ sinh học của bé sẽ hoạt động theo đúng quy tắc.

- Bước thứ ba là hãy giữ thói quen sinh hoạt có quy tắc và bắt đầu càng sớm cho bé càng tốt. Nếu bạn đã đề ra mục tiêu sinh hoạt có quy tắc cho bé (với bé đã hơn 1 tuổi trở đi) như là 7 giờ sáng dậy, 8 giờ tối đi ngủ, ngủ trưa tầm 1 -1 tiếng rưỡi, giờ nào là giờ ăn, giờ nào chơi thì hãy quyết tâm thực hiện. Đặc biệt hãy sắp xếp thời gian để bé và mẹ cùng trải qua những hoạt động thiết thực như đi dạo ngoài trời vào buổi sớm (9-10 giờ), chơi cùng nhau, để bé chơi với các bạn cùng lứa, buổi chiều là thư giãn ở nhà hoặc dẫn trẻ đi dạo...và tránh tình trạng để bé ngủ gà gật vào những thời gian không phải là giấc ngủ. Nếu bạn dụ trẻ bằng cách coi ti vi hoặc trên máy vi tính thì mỗi ngày không nên để quá 30 phút. Ngoài ra cả cha và mẹ hãy tạo thời gian trò chuyện và chơi nhiều với bé vì đó là khoảng thời gian khiến trẻ cảm thấy an toàn và có tâm lí ổn định vì cảm nhận được tình yêu của cha mẹ.

- Để giúp bé đi vào giấc ngủ đêm tốt đôi khi bạn cũng cần những bí quyết gọi là nghi thức dụ trẻ ngủ ví dụ như lấy truyện đọc cho bé, cho bé nhìn ông trăng hay ánh sao trên trời như là những ám thị để bé hiểu rằng đã đến giờ đi ngủ rồi.

Ngoài ra, dưới đây là một số cách giúp trẻ không khóc và ngủ ngon hơn vào ban đêm:

- Đắp lá trầu không

Lá trầu không đặt lên bếp hơ cho ấm rồi đặt vào rốn trẻ, sau đó bế trẻ vào lòng, ấp bụng trẻ vào bụng mẹ, để hơi ấm của mẹ truyền sang cho trẻ, một lát sau trẻ sẽ đỡ khóc và ngủ yên. Có tác dụng rất tốt đối với trường hợp trẻ khóc đêm thuộc dạng tỳ vị hư hàn.

Hạt bìm bìm

Chọn 7-9 hạt bìm bìm rồi đem Hạt bìm bìm 7-9 hạt, giã nát, trộn với nước ấm thành bột nhão. Trước khi cho trẻ nằm ngủ, lấy bột đắp lên rốn, dùng băng dính cố định lại.

Tằm vôi

Mẹ hãy nhặt lấy những con tằm tự nhiên bị chết cứng, cong queo, màu trắng hay hơi lốm đốm trắng, đem sấy khô, cất vào lọ kín để dùng. Khi trẻ mắc chứng khóc đêm, trước khi đi ngủ, lấy mấy con tằm, cho vào bát giã nát, hòa với chút rượu, hơ cho ấm, đắp vào hai gan bàn chân của trẻ, rồi dùng băng hoặc băng dính cố định lại. Thích hợp với tất cả các dạng trẻ nhỏ khóc dạ đề.

Điều quan trọng là các bà mẹ cần phân biệt hiện tượng khóc đêm với khóc do bệnh lý ở trẻ. Ngoài cơn khóc, trẻ vẫn khỏe mạnh, ăn, ngủ bình thường thì bạn không cần phải quá hoảng hốt. Nhưng nếu thấy trẻ có kèm theo các dấu hiệu biếng ăn, vã mồ hôi, đặc biệt là mồ hôi trộm thì cha mẹ nên đưa con đi khám để phát hiện bệnh.

Hảo Min (tổng hợp)


Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]