Trẻ nghiện iPhone – làm sao để tránh?

15.5785
Ngoài chức năng đàm thoại, không ít người dùng iPhone cho việc giải trí của con cái. Không ít trẻ em đã nhanh chóng bị chiếc máy này thu hút và “quên” luôn các loại hình giải trí khác. Mặc dù vậy, việc dành quá nhiều thời gian nhìn vào màn hình iPhone sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ và tạo ra thói quen “nghiền” chơi máy không tốt, thậm chí dẫn đến các căn bệnh xã hội như trầm cảm... 
 
 

Làm thế nào để biết ? 
 

1. Theo dõi thời gian sử dụng 
 

Bạn nên theo dõi thời gian trẻ sử dụng iPhone bằng cách ghi chép lại hàng ngày theo số giờ. Ngoài ra, việc ghi chú số lần mà trẻ yêu cầu được mượn điện thoại cũng cần thiết. 
 

2. Xem xét phản ứng khi bị “tịch thu” iPhone 
 

Hãy xem xét phản ứng của trẻ khi đang chơi mà bị bạn thu lại máy iPhone. Nếu chúng tức giận hoặc phản ứng mạnh, rất có thể thói quen nghiện chơi không tốt chút nào đang hình thành. Dĩ nhiên hầu hết trẻ em đều không hào hứng gì với việc món đồ giải trí ưa thích bị lấy mất trong khi đang chơi.
 
 
3. Xem cách sử dụng iPhone 
 

Để ý tới cách mà trẻ chăm sóc chiếc iPhone của chúng. Trong nghiên cứu mới nhất của trường đại học Stanford dựa trên thống kê từ 200 sinh viên, có khoảng 75% thừa nhận luôn ngủ với chiếc iPhone bên cạnh, 25% cho rằng iPhone có sức hấp dẫn “nguy hiểm”, 15% thú nhận rằng chính iPhone đã biến họ thành “con nghiện đa phương tiện”. Bạn nên hỏi thử trẻ để thăm dò xem mức độ quan trọng của chiếc iPhone ở cỡ nào và nếu không có máy, trẻ sẽ làm gì ? 

4. Để mắt tới các ứng dụng thường dùng 
 

Bạn nên xem thử trẻ thường chơi ứng dụng hay trò chơi nào. Bản thân App Store của Apple cũng cung cấp rất nhiều các trò chơi chuyên cho trẻ em: bao gồm cả trò chơi giáo dục lẫn các trò chơi giải trí đơn thuần. Mặc dù vậy, không phải mọi “món” đều phù hợp với lứa tuổi của trẻ nhà bạn. Nhiều trong số các ứng dụng này có thể sử dụng ngôn ngữ không phù hợp, có các cảnh bạo lực hoặc “người lớn”. 
 

5. Quan tâm tới sức khoẻ và thói quen của mắt trẻ 
 

Bạn hãy theo dõi mắt của trẻ để theo sát các dấu hiệu cho thấy sự mỏi mệt. Nếu mắt nháy nhiều, đó có thể là dấu hiệu cho thấy sự khô mắt hoặc khó chịu vì nhìn quá lâu vào màn hình nhỏ bé của iPhone. Bên cạnh đó, hãy để tâm tới thói quen giải trí của trẻ. Nếu chúng ngày càng dành ít thời gian chơi bên ngoài trời hoặc giao lưu với bạn bè thì chứng tỏ một thói quen không tốt – quá gắn liền với máy móc – đã và đang hình thành. Nhiều nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ dành tới hơn 4 tiếng mỗi ngày bên màn hình sẽ đứng trước nguy cơ béo phì và thể hiện sự chán chường đối với các hoạt động thể chất. 
 
 

Giải pháp nào cho tình trạng này ? 
 

Việc trẻ em chơi game trên iPhone hay cả iPad và iPod không phải là điều xấu. Tuy nhiên, nên hướng trẻ tới những ứng dụng mang tính giáo dục thay vì chỉ những trò chơi vô vị. Mấu chốt của vấn đề chính là ở sự quản lý một cách cân đối kèm theo chút ít linh hoạt. Bản thân các nhà phát triển cũng cung cấp nhưng ứng dụng chuyên dùng để quản lý thời gian sử dụng máy như “Game Time Limit for Parents”:
 

1. Thiết lập số phút con của bạn có thể chơi trên các iDevice, ví dụ như bạn có thể quyết định rằng hai mươi phút mỗi ngày là đủ. 
2. Thiết lập một mật mã bí mật. (Bạn chỉ cần làm điều này một lần trừ khi bạn muốn thay đổi nó). 
3. Bắt đầu các bộ đếm thời gian. Bây giờ bạn có thể cho con của bạn có iDevice. 
4. Khi bộ đếm thời gian kết thúc, một báo động xuất hiện trên màn hình, dừng lại cho con của bạn chơi nữa. 
5.  Để ngăn chặn các báo động bằng cách nhập Passcode mà mình đã đặt
 

Game Time Limit for Parents hoạt động với tất cả các trò chơi và các ứng dụng. Với công nghệ SmartBlock của hãng sản xuất, con trẻ không thể sử dụng thiết bị nữa một khi bộ đếm thời gian chạy. Không phải cằn nhằn, quát nạt, đe dọa ... chỉ cần để cho ứng dụng này làm công việc của mình.  
 
 

Lưu ý, cần tắt Xóa Apps trong Settings> General> Các hạn chế để ngăn chặn việc xóa ứng dụng của con quý vị. Và điều không thể quên là hãy nhớ nói chuyện với con về lý do tại sao bạn muốn giới hạn thời gian màn hình của mình.
 
 

Hoàng Nguyễn 
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]