Trường hợp nào không nên xông hơi?

Xông là biện pháp chữa bệnh có độ an toàn cao và hầu như không có tác dụng phụ nên được nhiều người khi có bệnh áp dụng.

15.5076

Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các bác sĩ có một số trường hợp phải kiêng kỵ và hết sức chú ‎y khi xông.

Trong đông y, có một số bài thuốc xông đơn giản để chữa các triệu chứng cảm cúm, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, chữa ho gió, chữa viêm kết tràng mãn tính….

Tuy nhiên xông không nên áp dụng cho trường hợp sốt ngoại cảm vã nhiều mồ hôi. Tuyệt đối cấm xông cho trẻ nhỏ đang bị sốt xuất huyết vì sẽ làm mất nước và tăng xuất huyết.

Nói chung không nên xông cho trẻ nhỏ vì dễ làm mất nước mà trẻ nhỏ lại cần đủ nước. Ngoài ra trẻ xông dễ bị ngạt hơi và bỏng.

Khi xông nóng, mạch máu trên mặt da toàn thân giãn rộng, tuần hoàn máu tăng nhanh tạo thêm gánh nặng cho hệ tim mạch.

Mặt khác, khi xông trùm kín chăn không khí và oxy bị giảm, vì vậy những người chức năng hô hấp giảm, suy tim nặng không được xông. Những người có tiền sử nhồi máu cơ tim, hẹp động mạch vành, xơ vữa động mạch, cao huyết áp và có cơ địa dễ xuất huyết cũng không nên xông.

Phụ nữ đang hành kinh và những người bị dị ứng với một số vị thuốc trong nồi xông cũng không nên xông. Trước và sau bữa ăn nửa tiếng không nên xông. Trước bữa ăn dạ dày trống rỗng, thế lực giảm, xông ra nhiều mồ hôi dễ dẫn đến mệt lả, sốc…

Xông ngay sau khi ăn có thể giảm lượng máu cung cấp cho dạ dày và nội tạng sẽ không có lợi đối với tiêu hóa, dễ dẫn tới đau bụng, buồn nôn, nôn. Trước khi đi ngủ cũng không nên xông vì thần kinh hưng phấn dễ gây mất ngủ.

P.N

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]