Tư duy phản biện (critical thinking) – kỹ năng trong tiếng Anh học thuật (phần 2)

Trong bài viết trước, thầy Hal, giảng viên chương trình tiếng Anh học thuật tại Language Link đã chia sẻ, tư duy phản biện là một trong những kỹ năng quan trọng nhất và cũng khó nhất với sinh viên tại đại học nước ngoài.

15.6009

Đây cũng là điểm khác biệt của phương pháp học cấp 3 tại Việt Nam so với các nước phát triển.

 

Hãy cùng điểm qua những khác biệt cơ bản giữa phương pháp tư duy thông thường mà bạn vẫn sử dụng khi học trung học và phương pháp tư duy phản biện bạn sẽ cần sử dụng tại đại học nước ngoài nhé.

 

Trọng tâm tư duy

 

Trong phương pháp tư duy thông thường, khi đọc một đoạn kiến thức nào đó, những điểm quan trọng trong bài sẽ là những thông tin, dữ liệu được cung cấp, các ví dụ cụ thể, số liệu, hay những nhận xét, quan điểm của tác giả. Việc của chúng ta là đọc hiểu đầy đủ những thông tin đó, tiếp thu những kiến thức được cung cấp và ghi nhớ để có thể áp dụng làm bài tập hay trình bày lại trong các kỳ thi. Tất cả những kiến thức cần thiết đều có tìm thấy trong những câu chữ đọc được.

 
Khóa học tiếng Anh học thuật tại Language Link được xem là khóa luyện thi nền tảng IELTS, TOEFL

 

Tuy nhiên, kỹ năng tư duy học thuật đòi hỏi bạn phải tập trung vào những yếu tố không dễ dàng tìm thấy được. Bởi điểm mấu chốt của tư duy phản biện là hàm ý, nguyên nhân, định kiến, điểm mạnh yếu trong lập luận, những giả định, những điều có thể rút ra từ những dữ liệu được cung cấp, đôi khi cả tính chính xác đúng sai của những quan điểm trong bài. Như vậy, những yếu tố chính của tư duy phản biện đòi hỏi sinh viên phải thành thạo kỹ năng tư duy có phương pháp và hiểu thật sâu sắc nội dung của bài đọc. Phải đặt ra câu hỏi với những kiến thức đọc được và tìm câu trả lời không chỉ dựa vào hiểu biết của bản thân mà còn qua việc đọc và tìm hiểu thêm sách vở, tài liệu khác để đánh giá và so sánh.

 

Kỹ năng này bạn sẽ thường xuyên được rèn luyện trong chương trình tiếng Anh học thuật tại Language Link. Tùy từng trình độ, với các chủ đề và bài đọc mà giảng viên đưa ra, các học viên sẽ được tranh luận và đưa ra các ý kiến, câu hỏi của mình. Các bạn được rèn luyện tiếng Anh kết hợp với kỹ năng phản biện một cách nhuần nhuyễn.

 

Các thao tác trong tư duy

 

Đối với tư duy thông thường, chúng ta cần liệt kê, tóm tắt, tổng hợp được những thông tin trong bài theo đúng trình tự logic để kết nối những kiến thức đó và đôi khi có thể cần có những suy luận cơ bản. Tuy nhiên với tư duy phản biện, cần có một cái nhìn sâu và rộng hơn về những kiến thức trong bài qua cách tự đặt những câu hỏi phức tạp và đòi hỏi nhiều nghiên cứu, tư duy cho nội dung được cung cấp. Với một nội dung hay quan điểm được đưa ra, sinh viên cần phải chú ý đến nhiều khía cạnh như đối tượng hướng tới, những tác động của hoàn cảnh, những điểm mạnh, điểm hạn chế, những hàm ý trong câu từ, những quan điểm đối lập hay điểm giống, khác với những nghiên cứu cùng đề tài.

 

Trong tư duy phản biện, sinh viên phải luôn đặt ra được những câu hỏi như vậy để phân tích vấn đề toàn diện, không chỉ đơn thuần công nhận những gì trong sách là đúng. Tiếp theo, để tìm được câu trả lời, sinh viên cần sử dụng kết hợp các quá trình tư duy khác nhau như phân tích, tổng hợp, giải thích và đánh giá. Bên cạnh đó cần tìm đọc những bài viết, nghiên cứu cùng chủ đề để có cơ sở so sánh và đối chiếu. Nhớ rằng các bạn hoàn toàn có quyền đưa ra những đánh giá của mình và thậm chí là phản bác, phê bình những điểm chưa hợp lý.

 

Mục tiêu

 

Mục tiêu của quá trình tư duy thông thường chỉ là nắm được nội dung kiến thức, để có thể tóm tắt, tổng hợp và ghi nhớ. Nhưng đối với tư duy phản biện, bạn cần đi đến một kết luận đánh giá cụ thể dựa trên những tiêu chí rõ ràng, chính xác, thống nhất, phù hợp, có dẫn chứng, bằng chứng cụ thể được công nhận, khách quan. Kết luận rút ra sau quá trình tư duy phản biện có thể không cần là một khẳng đinh chính xác rõ ràng mà có thể có nhiều kết luận khác nhau hay kết luận phụ thuộc vào hoàn cảnh, ví dụ như một quan điểm có thể đúng trong trường hợp này và sai trong trường hợp khác, hoặc có những vấn đề vẫn gây tranh cãi giữa các tác giả cho đến thời điểm đó và chưa thể đi đến kết luận hoặc cần thêm nghiên cứu và phân tích ở mức độ sâu hơn.            

 

Có thể thấy rằng tư duy phản biện phức tạp hơn rất nhiều so với phương pháp tư duy thông thường trong cả các thao tác, trọng tâm chính và mục tiêu cuối cùng. Để có thể thành thạo áp dụng kỹ năng tư duy phản biện, bạn cần được hướng dẫn và luyện tập bài bản, đúng phương pháp để có thể tự tin với kỹ năng thiết yếu này trên giảng đường đại học quốc tế.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]