Một thông điệp sâu lắng được lồng trong bi kịch cuốn hút, lay động trái tim, làm rơi nước mắt bao khán giả

. PV: Thưa đạo diễn, trong công luận có hai cách hiểu về sự dồn nén của những nhân vật trong kịch Tục lụy. Có  người hiểu dồn nén là do người ta yếu đuối, vì sợ mất mát những giá trị nhất thời; cách hiểu thứ hai là vì những nhân vật kịch quá tốt, sợ thương tổn đến người khác. Ý nghĩa sự nén chịu, giấu giếm sự thật trong kịch là gì? Phải chăng đó là sự yếu đuối của con người tạo ra bi kịch?

+ Đạo diễn - NS Ái Như: Nếu nói ông Hai Khương không nói ra sự thật để bảo vệ hình tượng của mình đó cũng là một cách nghĩ. Nhưng tôi xây dựng hình ảnh ông Hai Khương không hoàn toàn là như vậy, vì ông vẫn là một người tốt với tôi. Ông Hai Khương làm điều xấu, không hề mong muốn làm nó. Ông Hai Khương khi phạm phải chuyện xấu còn dày vò, đau khổ gấp vạn lần những người khác. Có những ngẫu nhiên trong cuộc sống đẩy người ta đến địa ngục như trường hợp của ông Hai Khương. Nếu xem kỹ kịch, sẽ thấy cái đêm cô Mận bị hại, cái lỗi không hẳn hoàn toàn thuộc về ông mà bà Hai Khương, cô Mận, Út Hơn cũng có góp phần một cách vô thức vào.

Ở đây không thể nói rạch ròi ra cái tốt hay xấu, cũng không thể rạch ròi giải quyết nó đơn giản là nói ra sự thật. Bởi vậy mới “Tiến thoái lưỡng nan” như bài nhạc lồng vào trong kịch. Trong cuộc sống, con người ta thường bị trói buộc vào một điều gì đó để không thể đơn giản, dễ dàng nói ra sự thật. Ở trong kịch thì điều này là sợi dây tình cảm. Sợi dây tình cảm này với Mận là ơn nghĩa, là tình yêu dành cho Dũng. Với ông Hai Khương và vợ ông là sợ đối mặt với sự tan vỡ, không phải chỉ cho riêng mình mà phần lớn là cho những người thương yêu. Sự sợ đối mặt với sự tan vỡ trong kịch cũng là một sự yếu đuối của con người.

Hai diễn viên trẻ Quang Thảo và Hoàng Vân Anh làm tròn vai diễn cậu Út và cô Mận trong Tục lụy. Ảnh: HÒA BÌNH

. Có người nói nghệ thuật của bi kịch cổ điển là tạo ra cảm xúc, đau khổ để thanh lọc tâm hồn con người, điều này có đúng với Tục lụy? Vì  sao chị cố công cố sức bắt các nhân vật trong kịch chịu khổ và bắt khán giả  phải khóc nhiều đến vậy?

+ Rất đúng. Với bi kịch từ Tục lụy, người ta thấy được sự trăn trở, dày vò của ông Hai Khương vì tội lỗi, thấy thương xót Út Hơn với nỗi oan… Những cảm xúc đó có thể làm người ta miễn dịch với cái xấu trong cuộc sống. Những giọt nước mắt thanh khiết của người xem chính là sự lay động của lòng trắc ẩn được đánh thức. Ai có được những giọt nước mắt ấy và để trái tim dẫn dắt sẽ tìm thấy vị  ngọt nhân ái.

. Cuộc sống hiện được xem là xã hội đang giàu lên, nhiều người đang thành đạt, tại sao chị lại chọn bi kịch để dàn dựng?

+ Bởi vì cuộc sống thực quanh ta vẫn còn đầy bi kịch. Hằng ngày, những tờ báo như báo Pháp Luật TP.HCM vẫn đăng rất nhiều những bi kịch về gia đình, tội ác, hiếp dâm, cha cưỡng đoạt con… Thực tế bi kịch cuộc sống còn ghê gớm hơn trong kịch. Nói về cuộc sống để làm cuộc sống tốt hơn là một trong những lý do tồn tại của nghệ thuật.

Tục lụy nguyên tác là  kịch bản Cơn mê cuối cùng của cố soạn giả Ngọc Linh được NS Ái Như dàn dựng lại và biểu diễn trên sân khấu Hoàng Thái Thanh.

Chuyện kịch kể về gia đì nh ông Hai Khương, người có công khẩn đất, tạo lập xóm ấp ở một cái cù lao. Ông luôn đùm bọc, giúp đỡ cuộc sống của dân xóm nên người ta xem ông như một vị “thần làng”. Ông cứu một cô gái bị chìm ghe, chôn cất người mẹ bị chết, cưu mang cô gá i như con cái trong nhà. Cô gái và người con trai độc nhất của ông đã yêu thương nhau, tính chuyện thành chồng vợ. Trong một lần say rượu, ông đã cưỡng hiếp là m cô gái mang thai nhưng giấ u kí n không ai hay biế t. Cậu Út - em vợ ông Hai Khương, một người nửa tỉnh nửa điên bị cả xóm và cả chị ruột mình - vợ ông Hai Khương và cháu mình - người yêu cô gái kết tội làm hại cô gái.

Gia đình hạnh phúc của ông Hai Khương khủng hoảng sau tai họa này. Mỗi người mang nỗi đau khổ dày vò. Ông Hai Khương bỏ nhà sống vất vưởng, không dám đối diện với sự  thật. Bà Hai Khương day dứt vì tưởng em mình phạm tội. Người con trai đau khổ vì tình yêu tan vỡ. Cậu Út ra đườ ng thườ ng đánh nhau vì những lời khinh bỉ của hàng xóm, về nhà lại bị chị và đứa cháu dằn vặt. Cô gái vừa bị đàm tiếu, vừa đau đớn bởi tình yêu của cô bị dồn không còn lối thoát. Khi cả bà Hai Khương và cậu Út lúc biết được sự thật cũng chỉ ôm nỗi đau đớn nhân đôi vào lòng.

Cô gái tự nguyện ra đi. Cậu con trai gửi gắm người yêu cho cậu Út vốn cũng đã đem lòng thương yêu cô từ lâu. Ông Hai Khương cù ng con trai hợp sức cứ u số ng một bé gái chết chìm và lặng lẽ chìm trong làn nước.

________________________________________

Khi cơn cuồng nộ của lòng người tạm lắng thì cơn giận dữ sóng gió của thiên nhiên lại nhấn chìm ghe thuyền. Cha con ông Hai và xóm ấp xúm vào cứu người. Cứu được người, ông Hai buông tay, chìm xuống bùn. Một cái chết được báo trước nhưng dường như hơi nhấn nhá, ít nhất là mất nửa hồi. Sự ầm ào, ồn ào của những trận sóng thiên nhiên dường như không dội vào lòng khán giả - ít nhất là tôi - như những trận sóng cuồng nộ của lòng người... Lại một người con gái được cứu sống và có thể sẽ lại tiếp tục nương tựa vào Dũng - con trai ông Hai. Phận người nhỏ nhoi trước những cơn sóng dồn dập hình như sẽ lại báo trước tiếp vòng tục lụy. Phải chăng nếu như không giải quyết ngọn nguồn, minh bạch sự thật - nói chung sự thật luôn mất lòng, đắng lòng, thậm chí đớn đau - thì vòng tục lụy vẫn tiếp tục? Phải chăng vì thế trong lần dựng này, đạo diễn Ái Như đã đổi tên Cơn mê cuối cùng - từng được dàn dựng tại Sân khấu IDÉCAF và rất ăn khách thành Tục lụy?

TRẦN THIỆN TÙNG (Đài Tiếng nói Việt Nam)

HÒA BÌNH


Video đang được xem nhiều