Ung thư máu chữa khỏi được không?

Ung thư máu là dạng ung thư ác tính khi lượng bạch cầu trong cơ thể tăng đột biến dẫn đến cơ thể bị thiếu máu, tử vong.

15.7708

Theo báo điện tử Kiến thức, bạch cầu vốn được sinh ra để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân từ bên ngoài. Tuy nhiên khi lượng bạch cầu sản sinh quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng bạch cầu ăn hồng cầu. Hồng cầu sẽ bị phá hủy dần và người bệnh có dấu hiệu thiếu máu.

Ung thư máu là loại ung thư ác tính

Đây là căn bệnh ung thư ác tính không hình thành nên khối u. Bệnh này thường gặp ở những người bị nhiễm chất phóng xạ, hoặc ở trong môi trường quá ô nhiễm. Bệnh cũng có thể phát do di truyền. Những người tiếp xúc với tia phóng xạ liều cao sẽ có nguy cơ cao hơn bị bệnh bạch cầu tủy cấp tính, bạch cầu tủy mạn tính, bạch cầu lympho cấp tính.

Người hút thuốc nhiều cũng có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu tủy cấp tính cao hơn người thường nhiều lần. Đặc biệt một số bệnh nhân mắc các bệnh ung thư khác đã được điều trị hóa chất như các chất alkyl hóa, các chất ức chế topoisomerase về sau có thể bị mắc bệnh bạch cầu tủy cấp tính hoặc bệnh bạch cầu lympho cấp tính...

Với những người mắc căn bệnh ung thư máu thì việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong trong thời gian ngắn. Người bị ung thư máu thường có những biểu hiện ban đầu như xuất hiện đốm đỏ trên da, lượng tiểu cầu giảm. Đau các khớp, xương do bạch cầu sản sinh quá nhiều.

Người mắc bệnh thường xuyên bị sốt, nhức đầu do bạch cầu không kháng lại được vi khuẩn có hại. Người mắc ung thư máu cũng thường xuyên sưng hạch, bạch huyết và chảy máu cam và một số triệu chứng khác.

Hi vọng mới cho bệnh nhân ung thư máu

Trao đổi với báo Thanh niên, bác sĩ Phù Chí Dũng, Giám đốc Bệnh viện Truyền máu huyết học TP.HCM cho biết, để điều trị ung thư máu, trước nay có thể hóa trị. Nhưng với phương pháp hóa trị thì bác sĩ không thể dùng liều thuốc tối đa vì như thế có thể giết hết tế bào ung thư nhưng các tế bào bình thường cũng chết. Thế nên, sau hóa trị bệnh vẫn tái phát.

Bác sĩ Dũng cho biết thêm, hơn 50% bệnh nhân bị ung thư máu tái phát bệnh sau 5 năm được hóa trị. Ngoài ra, các kỹ thuật ghép tế bào gốc trước đây chỉ thực hiện được khi người cho và người nhận có tính di truyền phù hợp hoàn toàn hoặc ít nhất cũng phải phù hợp 80-90% gien.

Nên đọc


Trong khi đó, ghép tế bào gốc tạo máu nửa thuận hợp HLA là kỹ thuật mới được áp dụng trên thế giới. Kỹ thuật này được hiểu là người cho mảnh ghép tế bào gốc chỉ phù hợp 50% gien với người nhận.

Mặt khác, với phương pháp này, các bác sĩ có thể lợi dụng thêm một phản ứng là khi ghép do người cho không có gien phù hợp hoàn toàn với người nhận nên mảnh ghép sẽ chống lại mạnh mẽ tế bào của người nhận, thế nên “tiện thể” diệt luôn tế bào ung thư.

Nhưng nếu ca ghép không tốt, thiếu kinh nghiệm thì có thể gây ra nhiều biến chứng cho người nhận như biến chứng ở da, gan, hệ tiêu hóa..., thậm chí có thể dẫn đến tử vong

Kỹ thuật này đã mở ra hướng điều trị mới cho những bệnh nhân ung thư máu có nguy cơ tái phát cao, bị tái phát trong hóa trị, kháng trị với hóa trị. Nó đem lại nhiều cơ hội được ghép tế bào gốc để chữa bệnh ung thư máu hơn cho bệnh nhân. Bởi người cho có thể là cha mẹ, anh chị em ruột, hoặc họ hàng, chỉ cần có khoảng 50% gien phù hợp là ghép được.

Đặc biệt khi xã hội ngày càng phát triển, gia đình có ít con (1-2 con) nên tìm ra một đứa trẻ có gien phù hợp hoàn toàn rất khó và tại Việt Nam hiện chưa có ngân hàng người sống đăng ký cho tế bào gốc.

Tham khảo thuốc: Vitamin A

Vitamin A và tiền chất caroten có tác dụng chống oxy hóa và tăng sức đề kháng của cơ thể. Khi thiếu vitamin A cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn và dễ nhạy cảm với các tác nhân gây ung thư

Mỹ Linh

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]