Ung thư máu đã có cách chữa

Căn bệnh nguy hiểm này không phải là hết hi vọng chữa trị.

15.5668
Bệnh máu trắng còn được gọi là ung thư máu. Mọi người đa số hiểu chút ít về bệnh máu trắng thông qua phim ảnh. Ở độ tuổi dưới 35, tỉ lệ mắc bệnh và tử vong do máu trắng rất cao. Tuy nhiên, bệnh nhân mắc bệnh máu trắng thật sự không còn tia hi vọng nào?

Tin vui là thời đại của loại bệnh không thuốc chữa này đã không còn nữa, hơn nữa nhờ sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, tỉ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư máu ngày càng cao.

5 năm không phát tác lại có nghĩa là hồi phục

Bệnh máu trắng là một bệnh nhân bản ác tính của tế bào tạo máu, do tế bào bệnh máu trắng sinh sản mất kiểm soát, phân hóa gặp trở ngại dẫn đến việc trì trệ các giai đoạn khác nhau trong việc phát triển té bào.

Trong tủy và các bộ phận tạo máu khác, các tế bào máu trắng sinh sản và tích lũy với số lượng lớn, khiến cho việc tạo máu bình thường bị ức chế đồng thời xâm nhập vào các bộ phận và cơ quan khác. Từ đó, bệnh nhân sẽ có biểu hiện thiếu máu, chảy máu, nhiễm đến gan, tì, đau xương… ở mức độ khác nhau.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh máu trắng vẫn chưa được khám phá hoàn toàn, hiện nay các nhà khoa học chủ yếu cho rằng liên quan đến việc nhiễm virus, chức năng miễn dịch bất thượng, các chất hóa học…, cũng có thể là do bệnh máu loại khác phát triển thành.

Thông thường, bệnh nhân mắc bệnh máu trắng thông qua điều trị mà không tái phát trong 5 năm, thì được coi là đã phục hồi.

Việc điều trị bệnh máu trắng mãn tính đạt hiệu quả cao

Bệnh máu trắng thuộc các loại nhóm máu khác nhau cũng có khác biệt tương đối lớn. Theo mức độ trưởng thành của phân hóa tế bào và quá trình mắc bệnh tự nhiên, bệnh máu trắng chia làm bệnh máu trắng cấp tính và mãn tính.

Bệnh máu trắng mãn tính gồm máu trắng lạp tế bào mãn tính và máu trắng tế bào limpha mãn tính, bệnh tình tiến triển chậm, hiệu quả chữa trị khá tốt.

Đối với những bệnh nhân nhiễm máu trắng mãn tính, dựa vào phương pháp trị liệu hiện nay có tỉ lệ hồi phục lâm sàng rấ cao, đặc biệt là máu trắng lạp tế bào mãn tính.

Do việc sử dụng thuốc ức chế TKI, tỉ lệ hồi phục lâm sàng đạt tới trên 80%, kết hợp trị liệu sử dụng thuốc ức chế TKI và cấy ghép tế bào dị gen có thể nâng cao tỉ lệ sống và thời gian sống rất nhiều.

Bệnh máu trắng tế bào limpha mãn tính cũng là một loại ung thư tiến triển chậm, thời kì đầu không có biểu hiện tiến triển có thể quan sát, khám định kì là được.

Đối với những người đã có biểu hiện tiến triển có thể sử dụng biện pháp hóa trị, như alkylation, Fludarabine, hoocmon glucocorticoid kết hợp Mab CD20. Các loại thuốc mới như bendamustine, CD50 đều có hiệu quả.

Máu trắng cấp tính sau khi dự đoán bệnh cần phải xem từng loại

Máu trắng cấp tính phát bệnh hiểm ác, tiến triển nhanh, quá trình mắc bệnh chỉ vài tháng.

Máu trắng cấp tính chia làm máu trắng tế bào limpha cấp tính (ALL) và máu trắng tế bào tủy cấp tính (AML), ngoài ra còn rất nhiều loại khác. Bệnh máu trắng lạp tế bào giai đoạn đầu cấp tính dương tính gen PML - RARα là loại máu trắng cấp tính có hiệu quả điều trị tốt nhất.

Những năm gần đây, do sự mạnh mẽ của công nghệ cấy ghép tế bào, những bệnh nhân máu trắng tế bào tuty cấp tính sau khi dự đoán bệnh đã có cải thiện rõ rệt, 30 - 35% có khả năng sống lâu dài, hiệu quả điều trị ALL ở trẻ em tương đối lạc quan, trong đó tỉ lệ sống lâu dài chiếm trên 80%.

Theo Lạc Lạc - Khám phá

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]