Ung thư: quyết sớm, trị lành

GS.BS Nguyễn Chấn Hùng nhấn mạnh: Tôi thường nói “Biết sớm trị lành” nhưng thật ra “Quyết sớm trị lành” mới là chuẩn xác nhất.

0

Từ “biết” đến “quyết”

Nói chuyện với hơn 300 khách hàng tham dự Ngày hội “Prudential tri ân khách hàng” mới đây tại Hà Nội, GS.BS Nguyễn Chấn Hùng cho biết các bác sĩ hiện nay đã có “mắt thần” như siêu âm, nội soi, CT, MRI, chẩn toán phân tử… để rà tìm và định rõ các loại bệnh ung thư. Nhờ đó, các bác sĩ hoàn toàn có thể xác định đúng giai đoạn bệnh, lựa chọn cách điều trị và tiên đoán diễn tiến về sau.

GS.BS Nguyễn Chấn Hùng đang chia sẻ cách phòng tránh bệnh ung thư và các triệu chứng báo động giúp phát hiện bệnh ung thư tại Ngày hội Prudential Tri ân khách hàng


Qua thăm khám định kỳ, “mắt thần” sẽ giúp người dân biết sớm các loại ung thư vú, cổ tử cung, đại trực tràng, tuyến tiền liệt… Nhưng “biết sớm” cũng không thể làm tăng cơ hội lành bệnh và phục hồi sức khỏe nếu người bệnh không “quyết sớm”.

GS.BS Nguyễn Chấn Hùng nhấn mạnh: “Tôi thường nói “Biết sớm trị lành” nhưng thật ra “Quyết sớm trị lành” mới là chuẩn xác nhất trong tình huống này. Tức là khi bệnh mới chớm chúng ta phải ngay lập tức tìm đến thầy thuốc và tuân thủ chế độ điều trị, vì nếu điều trị sớm thì ung thư vú, ung thư cổ tử cung có 90% cơ hội khỏi bệnh, ung thư tuyến giáp có gần 100% cơ hội khỏi bệnh…”.

Những tỷ lệ điều trị khỏi bệnh đẹp như mơ này không thể có nếu người bệnh “để trễ”. Hiện nay, đa số người Việt Nam chưa có thói quen kiểm tra sức khỏe thường xuyên, vì vậy khi phát hiện bệnh thường đã quá muộn, đe dọa tính mạng người bệnh và có thể đưa cả gia đình rơi vào tình trạng kiệt quệ về tài chính.

Dự phòng tài chính cho rủi ro bệnh hiểm nghèo

Cùng với ung thư, tim mạch và đột quỵ đang trở thành những căn bệnh hiểm nghèo gây tỷ lệ tử vong cao nhất hiện nay tại VN. Những căn bệnh này có thể xảy ra với bất kỳ ai và khi đó, mọi dự định, mọi mục tiêu của gia đình khó trở thành hiện thực.

Một khách mời đang đặt câu hỏi với GS. BS. Nguyễn Chấn Hùng tại Ngày hội


Các phương pháp điều trị thường phụ thuộc vào khả năng tài chính của người bệnh, và chỉ khi nào có đủ sức mạnh tài chính, người bệnh mới có thể an tâm tuân thủ chế độ điều trị chuẩn mực để nhanh chóng trở về với cuộc sống. Do đó, hiện nay nhiều người khi còn trẻ khỏe đã chuẩn bị các giải pháp dự phòng tài chính bằng cách tham gia bảo hiểm bệnh hiểm nghèo.


Một khách mời đang xem tập giới thiệu giải pháp bệnh hiểm nghèo Phú-An Lộc của Prudential


Tham dự Ngày hội, chị Hà Huỳnh Tiên (Q. Hoàn Kiếm – Hà Nội) cho biết từ lâu chị đã quan tâm đến bảo hiểm bệnh hiểm nghèo nhưng chưa tham gia vì còn chút e ngại chi phí quá cao. “Nhưng đến lúc này, tôi thấy rất tự tin đi đến quyết định tham gia bảo hiểm bệnh hiểm nghèo. Sau khi cân đo quỹ chi tiêu hàng tháng của gia đình, tôi ướm chỉ với chừng vài chục ngàn đồng/ngày, gia đình tôi đã có thể tham gia và được bảo vệ với Phú-An Lộc”, chị Tiên tâm sự.

Còn chị Nguyễn Thị Dung (Q. Thanh Xuân) thì chia sẻ chị rất tâm đắc với câu nói “Nếu mà để trễ dễ thành nan y” của GS. BS. Nguyễn Chấn Hùng. Chị phân tích: “Tham gia bảo hiểm bệnh hiểm nghèo cũng thế thôi, nếu mà để trễ thì hồ sơ rất khó được chấp thuận, trễ cũng có nghĩa mắc bệnh mà không một khoản tiền lớn ngay lập tức để an tâm điều trị. Cho nên tôi và ông xã đang bàn để có thể tham gia ngay trong tuần tới”.

Ngồi bên cạnh, anh Trần Hào Quân, chồng của chị Dung lên tiếng: “Tôi thấy sở hữu Phú-An Lộc thì trong trường hợp nào gia đình của mình cũng được bảo vệ chu toàn. Có bệnh thì có tiền điều trị, mắc nhiều bệnh thì được chi trả nhiều lần, không bệnh thì cũng có tiền để sống thỏa mái những ngày hưu trí và có của để dành cho con cháu. Còn nếu chẳng may phải sớm tạm biệt cuộc sống thì vợ con tôi vẫn sẽ được chăm lo đầy đủ. Rất đáng để đầu tư!”.
AloBacsi.vn
 Theo Nguyên Phong - VietNamNet
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]