Ung thư tuyến nước bọt

Ung thư tuyến nước bọt là một bệnh ung thư hiếm gặp, có thể bắt đầu trong bất kỳ bộ phận nào thuộc tuyến nước bọt như ở cổ, miệng hoặc cổ họng.

15.6364

Thông tin trên trang tin điện tử Bệnh viện K, Ung thư tuyến nước bọt chiếm 3-4% các khối u vùng đầu mặt cổ, trong đó các khối u tuyến mang tai chiếm 80%, tuyến dưới hàm 10%, trong họng miệng 9%và dưới lưỡi 1%.

Khối u tuyến mang tai là ung thư chiếm 20%, trong khi đó ở các vị trí khác là 50%.

Tuyến nước bọt tạo ra nước bọt, hỗ trợ tiêu hóa và giữ ẩm miệng. Có 3 cặp tuyến nước bọt lớn dưới và phía sau hàm - mang tai, dưới lưỡi và dưới xương hàm dưới. Nhiều tuyến nước bọt nhỏ ở trong môi, bên trong má và cả miệng và cổ họng.

Tuyến nước bọt của bệnh ung thư thường xảy ra ở các tuyến mang tai, mà chỉ là ở phía trước của tai. Các khối u tuyến nước bọt chiếm vào khoảng 0,2 - 0,6% của tất cả các loại khối u và khoảng 2 - 4% khối u vùng đầu cổ. Ở Việt Nam, ước tính có khoảng 0,6 - 0,7 trường hợp u tuyến nước bọt mới mắc/100.000 dân.

Nguyên nhân, yếu tố nguy cơ ung thư tuyến nước bọt

Chưa rõ yếu tố gì gây ra ung thư tuyến nước bọt. Các bác sĩ biết bệnh ung thư tuyến nước bọt xảy ra khi một số tế bào trong tuyến nước bọt phát triển đột biến ADN.

Các đột biến cho phép các tế bào phát triển và phân chia nhanh chóng. Các tế bào đột biến tiếp tục sống khi các tế bào khác sẽ chết. Các tế bào tích tụ thành một khối u có thể xâm lấn vào mô lân cận. Các tế bào ung thư có thể vỡ ra và lan rộng (di căn) tới các phần khác của cơ thể.

Trang tin điện tử Bệnh viện ung bướu Hưng Việt cho biết, một số yếu tố được đánh giá làm tăng nguy cơ mắc bệnh là :

- Tiền sử gia đình. Theo một số tài liệu nghiên cứu cho biết những gia đình có người thân mắc ung thư tuyến nước bọt có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những gia đình không có người mắc bệnh. Liệu rằng tiền sử gia đình có là một tác nhân tăng nguy cơ mắc bệnh? Đây vẫn là một câu hỏi gây nhiều tranh cãi trong giới chuyên gia.

- Hút thuốc lá. Thuốc lá được biết đến là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh ung thư trên cơ thể trong đó có bệnh ung thư tuyến nước bọt.

- Sử dụng bia, rượu. Những người sử dung thuốc lá và bia rượu có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người không sử dụng các chất kích thích này.

- Chế độ ăn uống. Những thức ăn chiên, rán, hàng đông lạnh là gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

- Ô nhiễm môi trường. Khói bụi là một nguyên nhân gây ra các bệnh về hô hấp và là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư tuyến nước bọt.

- Phơi nhiễm hóa chất. Một số hóa chất làm tăng nguy cơ mắc bệnh như niken, asen, ammoniac…

- Tuổi. Người lớn tuổi cơ nguy cơ mắc bệnh cao hơn (trên 60 tuổi).

- Giới tính. Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn phụ nữ.

Triệu chứng ung thư tuyến nước bọt

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ung thư tuyến nước bọt có thể bao gồm:

+ Sưng trên hoặc gần hàm hoặc ở cổ hoặc miệng.

+ Tê một phần của khuôn mặt.

+ Yếu cơ một bên của khuôn mặt.

+ Đau dai dẳng trong khu vực của tuyến nước bọt.

+ Khó nuốt.

+ Khó chịu khi mở miệng rộng.

Phòng ngừa ung thư tuyến nước bọt

Theo Sức khỏe & đời sống, cho đến nay, người ta vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh mà chỉ biết rằng ung thư tuyến nước bọt xảy ra khi một số tế bào trong tuyến nước bọt phát triển đột biến. Khi bị đột biến, các tế bào phát triển và phân chia nhanh chóng. Các tế bào đột biến tích tụ thành một khối u có thể xâm nhập vào mô lân cận. Các tế bào ung thư có thể vỡ và di căn tới các vùng xa của cơ thể.

U tuyến nước bọt có thể gặp ở trẻ em lẫn người lớn. Với trẻ em chủ yếu là u lành tính, còn người lớn thì ngược lại, tỷ lệ ác tính khá cao. Do vậy, biện pháp phòng ngừa quan trọng là đề cao cảnh giác với những dấu hiệu bất thường để tìm đến bác sĩ kịp thời.

Những người làm việc trong môi trường phơi nhiễm bức xạ, những người thường xuyên tiếp xúc với các chất như niken, bụi silica… rất dễ bị ung thư tuyến nước bọt. Vì vậy, những người có nguy cơ cao, cần kiểm tra sức khỏe định kỳ tại các bệnh viện có chuyên khoa ung bướu nhằm phát hiện sớm u tuyến nước bọt.

Tham khảo thuốc:

Paracetamol: là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau - hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin; tuy vậy, khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm.

Trà Mi

Nên đọc

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]