Ung thư | Ung thư đại tràng

15.5912

1. Polyp đại tràng

Nếu những ai bị polyp đại tràng mà không chữa trị kịp thời, để lâu ngày thì các polyp đó có nguy cơ rất cao phát triển thành ung thư ruột già.

Đặc biệt, nguy cơ cao nhất mắc ung thư ruột già ở những người có tiền sử gia đình bị polyp, tức là ở một số gia đình, các thành viên có thể bị hàng trăm polyp trong đại tràng, trực tràng. Vì thế, các thành viên trong gia đình cần được tầm soát ung thư ngay từ nhỏ và có khi cần phải được tư vấn về di truyền.

2. Chế độ ăn uống

Ruột già ở đoạn cuối của hệ tiêu hóa, vì thế chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của ung thư ruột già.

Theo những khảo cứu tại nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy, một chế độ ăn càng nhiều chất đạm từ thịt, mỡ động vật, ăn nhiều các đồ ăn được chế biến như nướng, rán, hun khói, thức ăn với nhiều chất cholesterol trong khi họ lại không ăn chất xơ, rau hoặc trái cây, hoặc quá béo…. trong nhiều năm, có nguy cơ cao mắc ung thư ruột già.

Các cuộc khảo sát cũng chỉ ra: nếu những người di cư từ những nơi ít có ung thư ruột già, khi đến một quốc gia mới có thói quen ăn thịt, cũng sẽ dễ bị ung thư ruột già giống như người bản xứ ở quốc gia mới đến cư ngụ. Người theo đạo Mormons ít ăn thịt ít bị ung thư ruột già hơn những ông bà bạn hàng xóm của họ không theo đạo Mormons, ăn thịt nhiều hơn; và người Nhật Bản, trước đây ít bị ung thư ruột già, bây giờ nhiều hơn, vì nay họ có thói quen ăn uống giống với người phương Tây.

3. Bệnh viêm nhiễm đường ruột

Những người bị các bệnh viêm nhiễm đường ruột như: bệnh Crohn, viên loét đại tràng cũng dễ bị ung thư ruột già hơn.

Nhiều người không may mang bệnh viêm ruột (gồm hai bệnh “viêm loét đại tràng” và “viêm đại tràng hạt”), cứ hay đi đại tiện ra máu, đau bụng, lâu lâu lại tắc ruột.

Sau 25 năm mang bệnh với các triệu chứng tái phát như vậy, khả năng bị ung thư ruột già rất cao (8-30%). Sau 15 năm mang bệnh viêm ruột, căn bệnh vẫn hay hành, cắt bỏ hẳn ruột già sẽ làm giảm nguy cơ ung thư, đồng thời cũng giúp người bệnh đỡ khổ vì các triệu chứng.

4. Di truyền

Ung thư ruột già cũng có đặc tính di truyền. Nghĩa là nếu bố mẹ bị ung thư ruột già, con cái cũng có thể dễ bị. Nhất là, bệnh nhân bỗng dưng có trên màng ruột của mình hàng trăm “cục” bướu (polyp). Các bướu này xuất hiện một cách nhanh chóng và biến dạng thành các tế bào ung thư một cách mau lẹ.

Căn bệnh ung thư ruột do di truyền có tên là Familial Polyposis, hầu hết các bệnh nhân sẽ chết ở lứa tuổi 35 – 40, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.

5. Tuổi 

Ung thư ruột già đa phần thường xuất hiện ở những bệnh nhân ngoài 50 tuổi. Theo thống kê, 90% người bước sang độ tuổi 50 tăng nhanh nguy cơ bị ung thư ruột già. Cả nam và nữ đều có nguy cơ bị ung thư ruột già. Theo thống kê ở Mỹ, cứ 16 người bước sang tuổi 50 thì có 1 người bị ung thư ruột già.

6. Tiền sử bệnh nhân

Đã từng bị các bệnh ung thư vú, ung thư buồng trứng… cũng có nguy cơ cao mắc ung thư ruột già.

7. Lười vận động, hút thuốc lá, uống rượu…

Các yếu tố trên cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư ruột già.

Đơn vị kiểm duyệt: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Trung ương - Bộ Y tế (T5g.org.vn)

Theo Suckhoedoisong.vn

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]