“Vaccin” hiệu quả hiện vẫn là chủ động phòng tránh

Thái Lan vừa công bố kết quả thành công ban đầu cuộc thử nghiệm vaccin phòng, tránh HIV. Nhận định về vấn đề này như thế nào? Thực tế dịch HIV ở nước ta ra sao? TS. Nguyễn Thanh Long, Cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam đã trao đổi cùng SK&ĐS xung quanh vấn đề này.

15.6294

Thái Lan vừa công bố kết quả thành công ban đầu cuộc thử nghiệm vaccin phòng, tránh HIV. Nhận định về vấn đề này như thế nào? Thực tế dịch HIV ở nước ta ra sao? TS. Nguyễn Thanh Long, Cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam đã trao đổi cùng SK&ĐS xung quanh vấn đề này.

Phóng viên (PV): Thưa ông, Thái Lan vừa công bố sản xuất đượ

TS. Nguyễn Thanh Long.
c vaccin phòng HIV, ông nhận định về vấn đề này như thế nào?

TS. Nguyễn Thanh Long: Ngày 24/9 vừa qua, Thái Lan công bố kết quả cuộc thử nghiệm vaccin phòng lây nhiễm HIV đã có kết quả thành công ban đầu. Dự án thử nghiệm vaccin được thực hiện trên 16.395 tình nguyện viên trong đó 8.197 trường hợp được tiêm vaccin và 8.198 trường hợp dùng giả dược. Cả hai nhóm đều được cung cấp các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV khác. Kết quả cho thấy trong nhóm giả dược có 74 người nhiễm HIV còn trong nhóm được tiêm vaccin chỉ có 51 người bị nhiễm. Như vậy thành công ban đầu là 31%. Loại vaccin thử nghiệm này có tên là RV144 là sự kết hợp của hai vaccin ALVAC và AIDSVAC. Về cá nhân, tôi cho rằng dù đây mới chỉ là thành công ban đầu nhưng kết quả này là rất đáng phấn khởi vì một số lý do sau đây:

Thứ nhất: Cộng đồng quốc tế đã rất nhiều năm nay dành trí tuệ và kinh phí để nghiên cứu sản xuất vaccin phòng lây nhiễm HIV nhưng chưa có một nghiên cứu nào cho kết quả khả quan, do vậy thành công ban đầu của nghiên cứu được cộng đồng quốc tế rất quan tâm.

Thứ hai: Với tốc độ lây truyền HIV như hiện nay, mỗi ngày thế giới có thêm hơn 7.000 người nhiễm mới. Giả sử tất cả mọi người có nguy cơ đều được dự phòng bằng vaccin đó và cho dù hiệu quả còn ở mức thấp thì nó cũng đã giúp rất nhiều người thoát khỏi nhiễm HIV.

Thứ ba: Với việc kết hợp các kháng nguyên khác nhau để tạo ra một vaccin có hiệu quả hơn là chỉ sử dụng từng loại kháng nguyên riêng rẽ đã mở ra hướng sản xuất vaccin dự phòng lây nhiễm HIV trên cơ sở kết hợp các kháng nguyên khác nhau của HIV với triển vọng thành công cao hơn.

Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, hiện vẫn còn nhiều câu hỏi đang được đặt ra với vaccin này như khả năng dự phòng lây nhiễm chưa cao, hiệu quả phòng ngừa kéo dài được bao lâu, có cần tiêm các liều tăng cường hay không, liệu vaccin có tác dụng với những người đồng tính, người tiêm chích ma túy hay không, tại sao loại vaccin RV144 có tác dụng trên người này mà không có tác dụng trên người khác... vẫn cần phải tiếp tục triển khai nhiều thử nghiệm khác trước khi vaccin này được ứng dụng.

PV: Nếu thành công, Việt Nam sẽ tiếp cận và sử dụng nguồn vaccin này như thế nào. Ở Việt Nam đã tiến hành việc nghiên cứu, sản xuất loại vaccin dự phòng lây nhiễm HIV nào chưa, thưa ông?

TS. Nguyễn Thanh Long: Nghiên cứu vaccin phòng, chống HIV là một nghiên cứu hết sức khó, đòi hỏi tập trung các nhà khoa học và chắc chắn chi phí không hề nhỏ, riêng chi phí cho thử nghiệm vaccin của Thái Lan đã tốn tới 105 triệu USD. Do bối cảnh tình hình dịch của nước ta vẫn là dịch tập trung nên cộng đồng quốc tế cũng chưa lựa chọn Việt Nam tham gia thử nghiệm vaccin. Tuy nhiên khi vaccin dự phòng HIV được nghiên cứu thành công ở một nước nào đó trên thế giới, tôi tin rằng các nước cũng như Việt Nam cũng có thể tiếp cận được vaccin này.

Tôi đã trao đổi với nhiều bạn bè quốc tế và với giáo sư Barre Sinoussi, người đoạt giải Nobel do nghiên cứu phát hiện ra virut HIV và lời khuyên của họ đối với Việt Nam là cần thiết triển khai các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV và chưa nên tập trung cho hướng nghiên cứu vaccin trong giai đoạn hiện nay khi nguồn lực của chúng ta còn hạn chế.

PV: Xin ông cho biết xu hướng của dịch HIV ở nước ta trong thời gian tới. Trong khi chúng ta vẫn chưa có vaccin dự phòng, cần làm gì để khống chế dịch?

TS. Nguyễn Thanh Long: Hiện nay, hình thái lây nhiễm HIV ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn dịch tập trung. Tỷ lệ nhiễm HIV rất cao trong nhóm nghiện chích ma túy, nhóm gái mại dâm và thấp ở các quần thể khác. Dịch HIV có xu hướng chững lại và không tăng nhanh như những năm trước đây nhưng về cơ bản, Việt Nam chưa khống chế được dịch HIV và vẫn chứa đựng các yếu tố nguy cơ làm bùng nổ dịch nếu chúng ta không triển khai các biện pháp can thiệp một cách hiệu quả. Do vậy, việc triển khai các biện pháp chủ động dự phòng lây nhiễm HIV vẫn tiếp tục là các hoạt động trọng tâm của Việt Nam trong thời gian tới.

Tôi xin nhắc lại, việc Thái Lan công bố kết quả nghiên cứu chỉ là kết quả ban đầu, còn rất nhiều việc phải tiến hành và nhiều câu hỏi đang được đặt ra. Vì vậy chúng ta vẫn phải chủ động và tăng cường hơn nữa các biện pháp can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV.

Thu Hương (thực hiện)

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]