Vị thuốc hay từ cây dướng

Quả có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng bổ thận, thanh can,... Dưới đây xin giới thiệu một số tác dụng chữa bệnh từ các bộ phận của cây dướng.

15.5198
Quả dướng bổ thận thanh can minh mục, là vị thuốc làm đẹp da, sáng mắt, mạnh gân cốt

Cây dướng có tên khác là chử thực, rau ráng, câu thụ. Dướng là loại cây mọc hoang, có nhiều ở các tỉnh phía Bắc nước ta. Bộ phận dùng làm thuốc là nhựa cây, vỏ rễ, vỏ thân. Theo Đông y, vỏ rễ có vị ngọt, tính bình, có tác dụng lợi tiểu, tiêu sưng. Nhựa cây có tác dụng sát khuẩn. Lá có vị ngọt nhạt, tính hàn, có tác dụng trị tả, cầm máu.

Chữa da thô xấu, mụn trứng cá, tàn nhang, mặt ám không tươi: chử thực 150g, thăng ma 15g, đinh hương 15g, sa nhân 15g, lục đậu 1.000g, bạch cập 30g, cam tùng 21g, nhu mễ 2.500g, địa liền 15g, tạo giác 1.500g. Các vị tán thành bột mịn, trộn đều. Dùng bột xoa lên da, mặt; ngày 2 lần (sáng, tối).

Chữa lỵ: lá dướng tươi 100g, rửa sạch, giã nát vắt lấy nước, cho uống.

Chữa phù toàn thân: vỏ cây dướng (cạo lớp vỏ ngoài) 12g, mộc thông 12g, phục linh 12g, tang bạch bì 4g, trần bì 4g, gừng 3 lát. Sắc uống ngày 1 thang.

Dùng cho người già yếu, suy nhược, tiểu tiện nhiều lần: quả dướng 12g, phục linh 10g, đỗ trọng 10g, kỷ tử 10g, bạch truật 10g, ngưu tất 8g, tiểu hồi hương 3g. Sắc ngày 1 thang, chia 3 lần.

Chữa khí lực suy tổn, thân thể gầy yếu, chân tay nhức mỏi, di tinh, đái đục: quả dướng 12g, ngưu tất 12g, ba kích 12g, hoài sơn 12g, viễn chí 12g, ngũ vị tử 12g, thục địa 12g, đỗ trọng 12g, xương bồ 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa rong kinh: vỏ cây dướng (cạo lớp vỏ ngoài) 12g, kinh giới (sao) 12g. Sắc uống.

Kiêng kỵ: Người có tỳ thận hư nhược không nên dùng.
ALoBacsi.vn
Theo TS. Nguyễn Đức Quang - Sức khỏe & Đời sống
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]