Viêm dạ dày trẻ em: Phát hiện bằng cách nào?

Bệnh lý viêm dạ dày tá tràng và nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) đã được phát hiện ở nhiều trẻ em ở VN.

15.6013

Thậm chí có cháu 2 tuổi đã phải cấp cứu và phẫu thuật. Trẻ chưa biết nói về tình trạng đau của mình, vậy đâu là những dấu hiệu cha mẹ để nhận biết? Có thể phòng tránh bằng cách nào?

Ảnh minh họa
 
Lứa tuổi viêm dạ dày trẻ em hay gặp nhất là 5 - 7 tuổi, với các biểu hiện đau bụng khi ăn, sau khi ăn hoặc khi đói kèm theo ợ chua và đôi khi có cảm giác đau ngực, đau tăng khi học nhiều trong các kỳ thi. Ở trẻ nhỏ hơn, thường chỉ đau vùng rốn, hoặc đau bụng không rõ vị trí, nôn, buồn nôn. Nếu loét dạ dày hành tá tràng có thể có biểu hiện: Da xanh, thiếu máu, ỉa phân đen và nôn ra máu.

Trẻ được chẩn đoán viêm dạ dày tá tràng cần được điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Các loại thuốc thường được sử dụng ở trẻ em đó là: 2 kháng sinh (amoxycilne, clarythromycine, metronidazole) kết hợp với 1 thuốc kháng bài tiết axít (cimetidin, ranitidine, omeprazole, esomeprazole).

Sau khi điều trị, trẻ cần được theo dõi, tái khám theo chỉ định, để biết có còn sự hiện diện của H.Pylori trong dạ dày của trẻ hay không. Bởi trẻ bị tái nhiễm sau 1 năm điều trị lên tới 50%. Khi một cháu bé bị viêm dạ dày thì ít nhiều người thân trong gia đình, thậm chí các trẻ hay ăn - chơi cùng đều có thể bị ảnh hưởng. Bởi đây là bệnh lây nhiễm qua đường tiêu hóa, liên quan đến phân - miệng.
 
Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm nhiệt đới ở VN, cách phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày tốt nhất là cần giữ vệ sinh trong ăn uống, sinh hoạt... Rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn cơm cho trẻ, đặc biệt lưu ý trẻ nhỏ có thói quen hay mút tay chân thì cần rửa tay thường xuyên hơn.
 
Theo TS Phan Thị Hiền
(BV Nhi T.Ư)
- Lao động
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]