Viêm mi mắt: Cách điều trị và phòng tránh cho trẻ

Viêm mí mắt là một dạng viêm nhiễm ở mí mắt và các vùng quanh mí. Nó có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào và không thể nhầm với bệnh viêm kết mạc (mắt đỏ và có màng trắng).

15.6009

Nguyên nhân gây bệnh viêm mi mắt

Theo Sức khỏe và Đời sống, thói quen vệ sinh mắt không sạch sẽ, dùng nước bẩn để rửa mặt, khăn bẩn để lau mặt, dễ dẫn đến cá bệnh thường gặp là các vi khuẩn như: liên cầu, tụ cầu, do nấm, do ký sinh trùng thường là Demodex.

Ngoài ra cũng phải kể đến vai trò của các yếu tố khác cũng thuận lợi gây nên bệnh như: gió, bụi, ánh sáng, khói, hóa chất, mỹ phẩm, thủ thuật thẩm mỹ.

Triệu chứng của bệnh viêm mi mắt

- Cảm giác ngứa, cộm, thích gãi mi

- Lông mi rụng nhiều

- Các triệu chứng của khô mắt: cộm, rát, vãi nước mắt, thích nhắm mắt

Khi thăm khám dưới sinh hiển vi khám bệnh, các bác sĩ sẽ chú ý truy tìm các dấu hiệu sau đây:

-Bờ mi dầy, đỏ

-Phình giãn mạch ở bờ mi

-Các mụn nước nhỏ ở mi

-Các lỗ tuyến bờ mi bị tắc tạo thành các mụn nhỏ

-Hiện tượng tăng tiết bã nhờn của da và tuyến sụn mi( Mobeimius)

-Biểu hiện tắc của các lỗ đổ ra bờ mi của tuyến sụn mi: ứ động chất tiết ở lỗ tuyến, chảy dịch khi ấn đè.

Theo bác sĩ Hoàng Cương, Bệnh viện Mắt Trung ương chia sẻ trên Vnmedia cho biết, ngành nhãn khoa không chỉ phải đương đầu với các căn bệnh gây mù mà còn vô số căn bệnh gây khó chịu cho hàng triệu triệu người. Viêm mi là một ví dụ điển hình.

Trong căn bệnh này phần thắng không phải là các bác sĩ và đơn thuốc của họ. Muốn có một cuộc sống tương đối bình thường khi mắc viêm mi đòi hỏi bệnh nhân phải tự chăm sóc mình bên cạnh những chăm sóc y tế.

Các biện pháp điều trị và phòng tránh viêm mi mắt

Về điều trị

Tự chăm sóc là cách điều trị duy nhất và cần thiết cho hầu hết các trường hợp. Điều trị viêm bờ mi chủ yếu là vệ sinh cá nhân, rửa tay sạch, dùng khăn lau loại một lần, massage nhiều lần trong ngày lên bờ mi có dùng găng tay và gạc chườm nóng, nhỏ thuốc nhỏ mắt thông thường.

Nếu bệnh chưa khỏi cần được khám và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa, để có chỉ định dùng kháng sinh hợp lý hay dẫn lưu tuyến Meibomius khi cần thiết.

Điều trị ở trẻ nhỏ

- Theo Trí thức trẻ, nhỏ nước muối hay thuốc kháng sinh, thuốc bôi theo chỉ dẫn.

- Vệ sinh mắt hàng ngày cho bé theo các bước: Dùng gạc sạch, ẩm và ấm đắp lên mắt bé vài phút. Có thể lau mắt cho bé bằng nước muối Natri Clorid 0,9% hoặc lấy vài giọt dầu gội dành cho bé sơ sinh pha với nước rồi lau mắt cho bé.

- Lau khô bằng một chiếc gạc sạch. Nhớ lau thật nhẹ, tránh chà xát ảnh hưởng đến mắt bé.

- Hạn chế đề bé dụi tay vào mắt.

Về phòng bệnh

- Tạo một thói quen luôn giữ vệ sinh sạch sẽ cho mắt, chỉ dùng nước sạch, khăn sạch để rửa mặt, đeo kính để bảo vệ tránh các yếu tố kích thích như: gió, bụi, ánh sáng, dị vật; tránh dùng chung các vật dụng như khăn mặt, khăn tay, khăn tắm với người khác, nhất là người đang bị bệnh.

- Không lạm dụng nhỏ corticoid, thuốc nhỏ - uống hay tiêm từ các chế phẩm của kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ, vì các thuốc này có thể làm tăng nguy cơ các phản ứng có hại, gây bệnh nặng, dai dẳng, gây biến chứng nguy hiểm.

- Khi chăm sóc bằng các giải pháp thông thường mà bệnh chưa khỏi, thấy khó chịu hơn thì cần được khám và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa.

- Có chế độ kiểm tra sức khỏe mắt định kỳ, tốt nhất là 6 tháng một lần. Bệnh viêm bờ mi sau khi chữa khỏi vẫn có thể tái phát nên cần nâng cao sức đề kháng thật tốt, bằng chế độ ăn giàu dinh dưỡng, tập thể dục, làm việc nghỉ ngơi hợp lý và chỉ làm thẩm mỹ trên bờ mi khi thật cần thiết.

Tham khảo thuốc: EfTicol 0,9%

Chỉ định: Dùng nhỏ và bơm rửa mắt hàng ngày. Thích hợp cho trẻ sơ sinh và người lớn.

Tiến Khê

Nên đọc
Bệnh sốt rét

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]