Viêm ruột hoại tử: Triệu chứng và cách điều trị

Đau bụng là triệu chứng luôn luôn có ở 100% số bệnh nhân, là triệu chứng đầu tiên của bệnh, xuất hiện vào ngày thứ nhất nhưng nó biến mất chậm nhất.

15.5967

Phát hiện sớm nhờ các triệu chứng

Theo ThS.BS. Nguyễn Bạch Đằng cho biết, viêm ruột hoại tử là bệnh nặng, diễn biến nhanh, do đó cần phát hiện sớm người bị bệnh và chuyển ngay đến bệnh viện để kịp thời điều trị.

Thời gian ủ bệnh trung bình từ vài giờ đến vài ngày với các dấu hiệu điển hình như:

Đau bụng: đây là triệu chứng luôn luôn có ở 100% số bệnh nhân, là triệu chứng đầu tiên của bệnh, xuất hiện vào ngày thứ nhất nhưng nó biến mất chậm nhất. Đau bụng có đặc điểm: lúc đầu người bệnh đau từng cơn, sau đó đau âm ỉ; đau gia tăng khi ăn hoặc uống; đây là triệu chứng đặc biệt của bệnh dùng để phân biệt với những trường hợp có đại tiện ra máu khác hoặc ở những thể nhẹ.

(Ảnh minh họa)

Cơn đau thường khu trú ở vùng thượng vị hoặc quanh rốn, hoặc có khi không xác định được vị trí nhất định. Đau kéo dài khoảng 4 - 12 ngày, trung bình là 9 ngày. Trong trường hợp viêm ruột hoại tử có sốc, cơn đau dữ dội hơn và kéo dài hơn 9 ngày.

Sốt: cũng là triệu chứng thường xuất hiện ở 100% số bệnh nhân, xuất hiện sau đau bụng và vào ngày đầu tiên của bệnh. Trong trường hợp có sốc, sốt thường cao trên 38,5°C. Nếu sốt cao vẫn tiếp tục hay xuất hiện sau tuần thứ hai, cần cảnh giác những biến chứng của viêm ruột hoại tử như tắc ruột, viêm phúc mạc...

Đi ngoài ra máu: đây là triệu chứng quan trọng nhất và luôn luôn có ở 100% bệnh nhân và là triệu chứng có giá trị trong quyết định chẩn đoán. Xuất hiện ngay ngày đầu hoặc thứ hai của bệnh. Phân thường có màu đỏ nâu, lỏng, có mùi thối khắm rất đặc biệt.

Lượng phân mỗi lần đi khoảng 50 - 200ml. Đại tiện dễ dàng, không mót rặn. Có trường hợp bệnh nhân không tự đại tiện được, phải ấn mạnh vào bụng hoặc thăm trực tràng hoặc đặt ống xông trực tràng phân mới chảy ra ngoài.

Một số trường hợp có táo bón sau một vài ngày đại tiện ra máu, thông thường kéo dài 2 - 3 ngày, có trường hợp đến 10 ngày. Nếu táo bón xuất hiện mà các triệu chứng khác khá hơn như hết sốt hoặc giảm sốt, bụng bớt trướng thì đó là diễn tiến tốt của bệnh.

Ngược lại, nếu có táo bón mà sốt gia tăng, đau bụng tăng hay bụng chướng hoặc nôn xuất hiện thì cần nghĩ đến biến chứng của bệnh như tắc ruột, thủng ruột hay viêm phúc mạc. Có một số trường hợp tiêu chảy phân lỏng xuất hiện trước khi đại tiện ra máuNôn: triệu chứng này xuất hiện khá sớm, thường vào ngày thứ 1, thứ 2 của bệnh.

Nôn thường chấm dứt vào ngày thứ 3 của bệnh, hiếm khi kéo dài quá 7 ngày. Nếu nôn tái xuất hiện vào tuần lễ thứ 2 thì thường là do biến chứng tắc ruột.

Trướng bụng: xuất hiện tương đối muộn so với các triệu chứng trên, thường vào ngày thứ 3 của bệnh. Nếu bụng trướng xuất hiện sớm là dấu hiệu của tiên lượng nặng.

Sốc: nếu có thường xảy ra vào ngày thứ 1, thứ 2 của bệnh; đi kèm với tình trạng sốc bệnh nhân có thể có nổi vân tím trên da. Tỷ lệ tử vong cao nếu có vân tím xuất hiện.

Điều trị

Điều trị nội khoa:

Cũng theo Bác sĩ Nguyễn Thuận Hải chia sẻ trên Sức khỏe và đời sống, các biện pháp điều trị nội khoa được áp dụng ngay khi nghĩ đến bệnh viêm ruột hoại tử (giai đoạn I) không chờ đến chẩn đoán chắc chắn vì đã muộn.

Nhịn ăn đường miệng, đặt ống thông dạ dày dẫn lưu dịch dạ dày, chỉ cho ăn đường miệng trở lại khi diễn tiến lâm sàng tốt (hết tiêu máu, bụng không trướng) hoặc ít nhất 5 ngày sau khi X-quang bụng trở về bình thường (không còn hơi thành ruột).

Nếu đang đặt catheter tĩnh mạch rốn: rút bỏ catheter tĩnh mạch rốn. Bồi hoàn dịch điện giải, chống sốc, điều trị DIC, khi huyết động học ổn định chuyển sang dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch toàn phần (1 - 2 tuần).

Kháng sinh ban đầu: Ampicilline + Cefotaxime/Gentamycine + Metronidazol. Nếu không đáp ứng, thay đổi kháng sinh theo kháng sinh đồ, nếu không có kháng sinh đồ: pefloxacine phối hợp Metronidazole. Thời gian cho kháng sinh: 10 -14 ngày.

Theo dõi sát: dấu hiệu lâm sàng của tắc ruột, vòng bụng, X-quang bụng mỗi 8 - 12 giờ trong giai đoạn bệnh chưa ổn định để kịp thời phát hiện biến chứng ngoại khoa.

Điều trị ngoại khoa:

Chỉ định can thiệp phẫu thuật: thủng ruột: có hơi tự do trong ổ bụng / X- quang bụng.

Viêm phúc mạc: thành bụng nề đỏ, chọc dò dịch ổ bụng ra máu hoặc mủ hoặc soi tươi có vi trùng Gram (-). Quai ruột giãn bất động trên nhiều phim.

Lâm sàng: tắc ruột, sờ thấy khối trong ổ bụng. Hoặc cân nhắc phẫu thuật khi điều trị nội khoa sau 48 - 72 giờ nhưng tình trạng bệnh không cải thiện, tiếp tục giảm tiểu cầu, toan chuyển hóa, rối loạn đông máu.

Chế độ dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh: cho trẻ bú lại khi lâm sàng ổn định, bụng mềm không trướng, dịch dạ dày không ứ, không có máu ẩn trong phân. Bú sữa mẹ. Viêm ruột hoại tử giai đoạn 1, có thể cho ăn sớm hơn sau 72 giờ. Viêm ruột hoại tử giai đoạn 2, 3 nên nhịn ăn ít nhất 10 - 14 ngày.

Bắt đầu bú sữa mẹ 10ml/kg, tăng dần 10ml/kg mỗi ngày, đồng thời phải theo dõi sát dịch dư dạ dày, tình trạng bụng và máu ẩn trong phân.

Tham khảo thuốc: Vitamin B9

Acid folic rất cần thiết cho rất nhiều các phản ứng sinh lý. Đặc hiệu hơn, acid folic cần thiết cho việc tổng hợp DNA và do đó đóng vai trò thết yếu trong quá trình phân chia tế bào. Nó còn tham gia vào quá trình sản xuất các acid amin không thiết yếu như methionine và glycin.

Tú Liên

Nên đọc

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]