Xơ nang tuyến tụy: Nguy cơ từ suy dinh dưỡng

Xơ nang tuyến tụy là một bệnh di truyền với đặc điểm chất nhờn dày đặc và dính tích tụ nhiều một cách bất thường ở đường tiêu hóa và đường hô hấp. Sự tắc nghẽn phế quản buộc bệnh nhân phải tập vật lý trị liệu hô hấp hằng ngày và không tránh khỏi tình trạng mệt mỏi và tiêu tốn nhiều năng lượng. Suy giảm chức năng tụy khiến bệnh nhân hô hấp khó khăn, tiêu hóa kém, từ đó đẩy cơ thể vào tình trạng thiếu dinh dưỡng làm bệnh càng nặng thêm.

15.6019

Đọc E-paper

Một chuyên gia có uy tín về thực phẩmdinh dưỡng của CHRU (Trung tâm Y tế vùng thuộc Đại học Lille, Pháp) – ông Hélène Bernard cho biết suy dinh dưỡng dẫn đến suy nhược cơ thể là mối nguy rất lớn đối với những người mắc phải bệnh xơ nang tuyến tụy. Để điều trị bệnh này một cách hiệu quả, điều quan trọng là phải áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để tránh tình trạng suy dinh dưỡng.

Việc theo dõi chế độ dinh dưỡng cần được thực hiện ngay khi bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh xơ nang tuyến tụy. Biện pháp bao gồm theo dõi và đánh giá thường xuyên tình trạng sức khỏe dinh dưỡng của những người mắc bệnh (cứ hai tháng một lần đối với bệnh nhi và từ hai đến bốn lần trong một năm đối với bệnh nhân trưởng thành). Mục đích là khảo sát sự phát triển cơ thể trong giai đoạn bệnh nhân ngay từ khi còn nhỏ để kịp thời điều chỉnh hoặc phục hồi, giúp tránh những khiếm khuyết cơ thể do suy dinh dưỡng khi bệnh nhân lớn lên.

Về mặt dinh dưỡng, nên sử dụng khẩu phần ăn giàu chất béo (thực phẩm có khả năng cung cấp nhiều calorie chỉ với một lượng nhỏ) và chia thành sáu bữa ăn nhỏ trong ngày. Đối với những bệnh nhân mắc bệnh xơ nang tuyến tụy, các ống dẫn dịch tụy bị dịch nhờn làm tắc nghẽn và hậu quả là chất dinh dưỡng của các loại thực phẩm không được hấp thụ tốt ở ruột non. Do đó còn phải can thiệp để làm tăng lượng enzyme tụy, giúp bệnh nhân có thể tiêu hóa các chất dinh dưỡng một cách dễ dàng.

Nếu việc tăng cường sử dụng thực phẩm giàu chất béo không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể thì theo hướng dẫn của chuyên gia Hélène Bernard, cần tìm đến các thực phẩm bổ sung khác để tăng cường năng lượng và protein cho người bệnh. Đó có thể là yaourt, sữa, nước ép trái cây hoặc các loại bánh ngọt. Tuy nhiên, cần lưu ý là những loại thực phẩm bổ sung hoàn toàn không thể thay thế các bữa ăn chính, do vậy chỉ nên sử dụng chúng hai giờ trước hoặc sau các bữa ăn chính để tránh tình trạng đầy bụng.



KIM HẢI (Theo Topsante)/DNSGCT
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]