Xử trí dậy thì sớm ở trẻ như thế nào?

Khi nhận thấy trẻ có các triệu chứng trên, cha mẹ cần sớm đưa con đến bác sĩ chuyên khoa nội tiết trẻ em.

15.5822

Để xác định chính xác chứng dậy thì sớm, bác sĩ sẽ làm xét nghiệm hàm lượng hoóc môn giới tính trong máu và nước tiểu xem có cao không.

Chụp X-quang xương cổ tay và bàn tay xem xương có trưởng thành quá nhanh không. Ngoài ra, các phương pháp thăm dò hình ảnh cũng được áp dụng để loại trừ những nguyên nhân chuyên biệt gây dậy thì sớm như có u tuyến yên dưới đồi, não, buồng trứng hay tinh hoàn.

Các phương pháp điều trị dậy thì sớm được thực hiện nhằm kìm hãm hay làm đảo ngược sự phát triển giới tính, làm cho xương không trưởng thành sớm để sau này không bị thấp bé.

Tùy từng trường hợp, bác sĩ có thể điều trị nguyên nhân chính gây dậy thì sớm (ví dụ cắt khối u) hoặc thay đổi cân bằng hoóc môn bằng thuốc. Phần lớn trường hợp dậy thì sớm không rõ nguyên nhân được áp dụng liệu pháp hoóc môn.

Trẻ dậy thì sớm có thể bị bạn bè trêu ghẹo, dẫn đến học tập sút kém, trở nên ít hoạt động hoặc kém tự tin vào hình ảnh bản thân, thậm chí bị trầm cảm. Những trẻ này rất cần sự động viên, gần gũi, khích lệ của bố mẹ. Các bậc phụ huynh cũng cần giải thích để trẻ hiểu, bớt hoang mang, bối rối.

Theo BS Đào Xuân Dũng - Sức khỏe và Đời sống

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]